Mục tiêu GDP tăng 6,7% đã trong tầm tay

09/12/2017 10:55
Sáng 8.12, 20 chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam đã tham dự tọa đàm và bình chọn “12 sự kiện kinh tế nổi bật nhất năm 2017” do Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt phối hợp tổ chức. Với những thành tựu kinh tế tăng trưởng ngoạn mục trong năm qua, các chuyên gia đã chốt 12 sự kiện kinh tế nổi bật, thay cho 10 sự kiện như dự định ban đầu.

“Tăng trưởng kinh tế 2017 đầy ấn tượng”

Đó là nhận định của TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - trong vai trò chủ tọa buổi tọa đàm. TS Võ Trí Thành đã khái quát những điểm sáng của nền kinh tế trong năm qua: Nền kinh tế đã vào quỹ đạo tích cực hơn; thương mại phát triển ổn định và có triển vọng; tái cấu trúc nền kinh tế có một vài điểm nhấn, việc xử lý 12 dự án yếu kém đã có một số kết quả bước đầu, một số doanh nghiệp lớn cổ phần hóa, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã có nghị quyết của Quốc hội. Đặc biệt, TS Võ Trí Thành đánh giá, năm 2017, Việt Nam đã có sự thành công vượt bậc trong vấn đề hội nhập, được ghi dấu bằng thành công tốt đẹp của sự kiện APEC vừa được tổ chức hồi đầu tháng 11.2017.

TS Cấn Văn Lực - cố vấn cao cấp về các vấn đề kinh tế và chính sách trong lĩnh vực kinh tế, ngân hàng - đánh giá: Năm 2017 nền kinh tế lấy lại đà phục hồi; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, CPI, tỉ giá và lãi suất rất ổn định. “Đặc biệt, đồng tiền Việt Nam rất ổn định trong khi USD mất giá tới 10% trong năm qua; chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Năm 2017 đóng góp GDP 15%, so với 25,8% giai đoạn 2011-2016. Chất lượng tăng trưởng của chúng ta được cải thiện. Những sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam trong năm phải kể đến nông nghiệp phục hồi đà tăng trưởng, dự kiến tăng trưởng 3% so với năm ngoái. Môi trường kinh doanh được cải thiện” - TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh. TS Cấn Văn Lực cũng đánh giá cao mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán. “DN hoạt động khởi sắc, trong số 678 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán lợi nhuận tăng 23%, tăng trưởng 17%; thị trường chứng khoán tăng mạnh, khoảng 50% nếu đạt 1.000 điểm, mức tăng cao nhất trong khu vực Châu Á” - TS Cấn Văn Lực cho biết, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận một số “điểm nghẽn” bắt đầu bộc lộ như vụ việc BOT, vụ gian lận thương mại của Khải Silk vừa được phanh phui.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng đánh giá năm 2017 tăng trưởng ngoạn mục, đặc biệt là xuất khẩu nội địa; môi trường kinh doanh được cải thiện; lạm phát được kiểm soát vững chắc; du lịch tăng trưởng với 11 triệu khách du lịch. Các chuyên gia kinh tế như TS Vũ Đình Ánh, TS Lê Đăng Doanh, TS Nguyễn Sỹ Dũng, TS Lưu Bích Hồ, TS Hoàng Hải, TS Cao Sĩ Kiêm, TS Trần Duy Khanh, TS Ngô Trí Long, ThS Đinh Tuấn Minh, TS Vũ Vinh Phú, TS Đinh Trọng Thịnh, ông Nguyễn Tiến Thỏa… đã có những phân tích, đánh giá xác đáng về tình hình kinh tế Việt Nam và tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Các chuyên gia kinh tế đều chung nhận định: Nhiều điểm sáng của nền kinh tế đã trở thành hiện thực. Mục tiêu GDP năm 2017 tăng 6,7% đã trong tầm tay. Năm 2017 cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm toàn bộ 13 chỉ tiêu do Trung ương, Quốc hội giao được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, với thành công của hội nghị APEC vừa qua tại Đà Nẵng, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ có nhiều khả năng thiết lập được các mối quan hệ kinh tế thuận lợi hơn.

12 sự kiện kinh tế tiêu biểu năm 2017

Sau 3 giờ làm việc nghiêm túc, xem xét, mổ xẻ, đánh giá hàng loạt sự kiện kinh tế nổi bật trong năm qua, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đã bình chọn 12 sự kiện kinh tế tiêu biểu:

1. Lần đầu tiên sau nhiều năm, đã hoàn thành 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội do Quốc hội đề ra, tốc độ tăng trưởng GDP khởi sắc, đạt 6,7%.

2. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát thấp, tỉ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ, ngoại hối tăng cao kỷ lục (46 tỉ USD).

3. Nông nghiệp phục hồi ấn tượng, đạt mức trên 3% trong điều kiện khó khăn.

4. Thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài tăng mạnh, giải ngân đạt mức kỷ lục 16 tỉ USD.

5. Xuất khẩu tăng mạnh (21%), đặc biệt xuất khẩu thủy sản và rau, củ, quả đạt mức ấn tượng trên 41%. Xuất khẩu nông sản đạt mức ấn tượng trên 33 tỉ USD.

6. Dịch vụ (bán lẻ, du lịch, tài chính ngân hàng) tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung, trong đó du lịch tăng mạnh (13 triệu lượt khách quốc tế).

7. Chứng khoán tăng cao nhất trong các thị trường Châu Á với khoảng 50%, vốn hóa đạt mức kỷ lục 60% GDP. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng đạt 1,6 tỉ USD.

8. Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể.

9. Tổ chức thành công năm APEC Việt Nam 2017. Với tuyên bố chung cấp cao khẳng định khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa thương mại đầu tư, tiếp tục là động lực tăng trưởng bền vững, bao trùm, ủng hộ tiến trình toàn cầu hóa.

10. Khởi động cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp. Chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 10 bậc, lên thứ 47 trên thế giới.

11. Tình trạng “trên nóng dưới lạnh” còn phổ biến, gây trở ngại lớn cho cải cách và phát triển.

12. Một số dự án BOT giao thông gây bức xúc trong xã hội và làm giảm sút niềm tin của người dân.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
24 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
15 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
51 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
6 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
22 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.