Mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỷ USD: Tổ chức sản xuất lớn, chuyên nghiệp

13/11/2017 10:09
Hiện đa phần người dân vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, chưa tham gia vào các chuỗi giá trị để tăng qui mô hàng hóa, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào.

Nuôi tôm đem lại một cuộc sống đổi thay cho nhiều gia đình ở các tỉnh ven biển ở nước ta. Người thành công cũng có nhưng người thất bại cũng không phải là hiếm gặp. Hiện đa phần người dân vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, chưa tham gia vào các chuỗi giá trị để tăng qui mô sản xuất hàng hóa, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành đầu vào.

Tôm ăn hết cả “sổ đỏ”

Ở vùng tôm Sóc Trăng, nhiều người bảo “Tôm ăn sạch cả sổ đỏ, nhà đất” rồi. Ý nói rằng, việc đầu tư vào nuôi tôm nhiều năm qua gây thua lỗ, nhiều gia đình không còn đất đai, nhà cửa nữa; thậm chí là việc nuôi không đúng qui trình, sử dụng vật tư đầu vào như con giống, chất sử lý cải tạo môi trường… chất lượng kém đã phá hủy toàn bộ đầm, ao không thể canh tác nổi.

Hơn 10 năm trước, ông Phạm Thành Công, ấp Hòa Thượng, xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, từng là người nuôi tôm thành công nhất nhì ở tỉnh này giờ trắng tay chia sẻ: “Thời gian đầu nuôi cũng hiệu quả, được đâu 4 năm gì đó. Bước đầu có vốn thì mua đất, ủi đất nuôi công nghiệp. Năm đầu tiên, nuôi mật độ dày quá, tôm lột, yếu nên không được giá, lỗ mấy trăm triệu. Sang năm thứ hai, tạt men vi sinh Hầm cầu và rỉ đường thì cả 8 ao đều chết hết, còn lại 1 ao không tạt thì chỉ lãi chút đỉnh. Từ năm 2003 đến giờ không nuôi được nữa vì cứ thả tôm là chết”.

Mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỷ USD: Tổ chức sản xuất lớn, chuyên nghiệp

Theo chia sẻ của ông Phạm Thành Công, đến thời điểm này, ông không có tiền để trang trải cuộc sống nhưng cũng không thể là hộ nghèo vì nhà có quá nhiều đất mà không thể canh tác. “Giờ vợ tôi bỏ đi nơi đâu không biết, một mình tôi cày thuê cuốc mướn để nuôi đứa con ngoài 30 tuổi bị bệnh tâm thần” – ông nói trong rơm rớm nước mắt.

Câu chuyện của ông Phạm Thành Công chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp nuôi tôm thất bại ở vựa tôm này. Bà con nuôi tôm thường gặp phải là những rủi ro về chất lượng con giống, thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường; điều kiện thời tiết, môi trường và dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cả thị trường luôn biến động.

Theo con số thống kê của ông Trương Hoàng Hải – Phó Giám đốc NH Nông nghiệp-PTNT tỉnh Sóc Trăng: Tại Ngân hàng này, tính đến thời điểm 31/7/2017 vẫn còn 240 tỷ vay để làm thủy sản đến hạn phải trả nhưng có tới 50% không thể có khả năng trả nợ. Một số người đã bỏ địa phương đi làm ăn xa, một số làm không có hiệu quả thì bỏ đất trống không làm nữa… nên khó thu nợ.

 Đa phần người sản xuất tôm vẫn làm riêng lẻ, cá nhân.

Đa phần người sản xuất tôm vẫn làm riêng lẻ, cá nhân.

Chính vì thế, để con tôm đạt giá trị cao hơn, theo bà Quách Thị Thanh Bình – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng: “Chúng tôi xác định phải tổ chức lại sản xuất bằng việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác tổ chức liên kết theochuỗi giá trị của ngành tôm. Áp dụng các chương trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt như VietGAP ASC,… để hướng các tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện. Ngoài liên kết, chia sẻ, bảo vệ môi trường, tiếp cận nguồn vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng, sản phẩm đầu ra có chất lượng thì còn kết nối với các nhà máy chế biến. Hiện nay, trên địa bàn có 12 THT, HTX có liên kết với Công ty thủy sản sạch Sóc Trăng và công tyStapimex ổn định”.

Cần những liên kết lớn

Những năm qua, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là những tỉnh có sản lượng nuôi tôm lớn đã tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc thành lập THT, HTX; tăng cường chuyển giao, ứng dụng mô hình nuôi tôm sạch theo tiêu chuẩn; tăng cường quản lý vật tư đầu vào, thương lái, kiểm soát chặt nạn bơm chích tạp chất ở thương lái nhỏ lẻ; tăng cường liên kết người nuôi và nhà máy chế biến, lấy nhà máy chế biến làm chủ đạo, hạn chế trung gian.

Theo Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, mô hình nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh hiện chiếm trên 80%. Do đó, đầu tiên phải vận động mọi người tham gia các tổ hợp tác, HTX và đồng thời củng cố các THT, HTX đã có. Tập trung các nguồn lực từ vốn, kể cả các chương trình, dự án cho các THT, HTX cho bà con thấy được lợi ích khi vào các tổ, nhóm này.

Ông Võ Văn Phục – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) cho biết: “Chương trình này rất có lợi cho người nuôi tôm. Thứ nhất, họ không bị thương lái ép giá. Thứ hai, khi ký hợp đồng với các THT, HTX thì lúc nào cũng bao tiêu mua sản phẩm và giá mua cao hơn giá thị trường. Tuy nhiên, làm việc với bà con có nhiều khó khăn (qui mô nhỏ, sản lượng thấp nên chi phí thu mua, vạn chuyển cao). Để tháo gỡ, chúng tôi có giải pháp như kết hợp với các THT, HTX để tổ chức các đội thu gom, tự kéo lưới, vận chuyển lên xe, giúp giảm chi phí, bà con có thêm việc làm và thu nhập.

Đến giờ này, tôi thấy tính an toàn sản phẩm rất đạt. Vì bà con nuôi tôm theo qui trình VietGAP, về màu sắc và các yếu tố khác có thể chưa đạt yêu cầu thị trường nhưng yếu tố chất lượng và đảm bảo an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc là tốt”.

HTX nuôi trồng thủy sản Hưng Phú (Cù Lao Dung – Sóc Trăng) là HTX một trong những HTX nuôi tôm của tỉnh đạt chứng nhận VietGAP. Khi thành lập, HTX có 9 thành viên, 1 Giám đốc và 2 PGĐ, mới thành lập được 2 năm và hiện nay nhiều hộ nuôi khác trong vùng muốn làm thành viên của HTX vì thấy rõ hiệu quả nuôi tôm khi tham gia liên kết. Khi là thành viên của HTX được tổ chức liên kết với các công ty cung cấp con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất với chất lượng đảm bảo, giá thành hạ hơn. Khi tham gia theo chuỗi, có các đơn đặt hàng lớn thì các thành viên có thể cùng nhau thực hiện đáp ứng đúng số lượng, chất lượng.

Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Tuấn – Chủ nhiệm HTX nuôi trồng thủy sản Hưng Phú, việc tham gia xây dựng, phát triển các tổ hợp tác xã hiện nay cũng gặp không ít khó khăn. “Khó khăn lớn nhất hiện nay của HTX là về trụ sở và vốn. Hiện tại trụ sở chính vẫn đang thuê, hướng tới sẽ kiếm mặt bằng để xây trụ sở cố định. Vốn của HTX để bảo lãnh cho các công ty cung cấp các sản phẩm đầu vào khó khăn. Khi ký hợp đồng cung cấp cho chuỗi nhưng ký xong có khi lại thực hiện chưa rõ ràng. Nhiều khi ký hợp đồng với công ty tiêu thụ tôm thịt với giá cao hơn khoảng 5.000-6.000 đồng/kg nhưng khi có tôm sạch rồi thì số lượng ít lại không tới. Bên hộ nuôi cũng chưa có trách nhiệm trở lại. Hiện tại, vướng mắc lớn nhất là việc thỏa thuận giá cả giữa nông dân và doanh nghiệp”.

 Công ty Thủy sản sạch Việt Nam thu mua phần lớn tôm cho nông dân Sóc Trăng.

Công ty Thủy sản sạch Việt Nam thu mua phần lớn tôm cho nông dân Sóc Trăng.

Dù còn nhiều xung đột về lợi ích giữa doanh nghiệp – người dân nhưng rõ ràng việc liên kết theo chuỗi giá trị là xu hướng tất yếu để đạt mục tiêu xuất khẩu với số lượng và chất lượng cao hơn. “Đầu ra sản phẩm phải đảm bảo không chứa chất kháng sinh cấm, các DN sẽ thu mua giá chênh lệch từ 5.000 – 7.000 đồng/kg so với thời điểm thương lái mua. Đồng thời cũng kêu gọi các công ty cung ứng vật tư đầu vào (giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, các thiết bị trong nuôi trồng thủy sản) kết nối với các tổ hợp tác để cung cấp vật tư thiết bị chất lượng với giá cả hợp lý, hạ giá thành sản xuất. Đến nay, Sóc Trăng đã có 18 hợp đồng liên kết đầu vào” – bà Quách Thị Thanh Bình cho biết.

Mô hình sản xuất tôm thương phẩm theo chuỗi với qui mô lớn cần được nhân rộng bằng việc tạo các cơ chế, chính sách để giúp người dân có nền tảng để liên kết là điều cần làm. Tuy nhiên, thực tế thực hiện còn khá nhiều vướng mắc. Vấn đề này sẽ được đề cập trong bài 2 với nội dung: Mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỷ USD:Hóa giải mâu thuẫn nông dân, doanh nghiệp ./.

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
7 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
6 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
6 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Tân binh xe số 125cc trình làng: Đẹp như Honda Super Cup, ăn xăng 1,83 lít/100km - giá hấp dẫn
6 giờ trước
Mẫu xe này không chỉ gây ấn tượng nhờ giá cả phải chăng mà còn có những nâng cấp trang bị đáng tiền.
Hyundai Tucson, Elantra lại sắp đổi thiết kế và đây là hình ảnh xem trước cho khách hàng Việt đỡ shock
5 giờ trước
Hyundai Nexo FCEV vừa chào sân ở phân khúc xe chạy nhiên liệu hydro sẽ là nền tảng thiết kế cho các dòng SUV Hyundai ra mắt trong tương lai gần.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.554.836 VNĐ / tấn

157.90 JPY / kg

4.25 %

- 7.00

Đường

SUGAR

10.305.707 VNĐ / tấn

17.97 UScents / lb

1.86 %

- 0.34

Cacao

COCOA

217.679.294 VNĐ / tấn

8,368.00 USD / mt

7.90 %

+ 613.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

202.466.709 VNĐ / tấn

353.04 UScents / lb

3.28 %

+ 11.21

Gạo

RICE

16.038 VNĐ / tấn

13.55 USD / CWT

0.30 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.677.727 VNĐ / tấn

1,012.50 UScents / bu

1.99 %

+ 19.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.397.402 VNĐ / tấn

292.85 USD / ust

0.64 %

+ 1.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
5 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
44 phút trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nông dân miền Trung phấn khởi vì giá ớt cao kỷ lục
14 giờ trước
Hơn nửa tháng qua, nông dân ở nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi... đang hối hả bước vào vụ thu hoạch ớt.
Khách Tây bất ngờ "cầu cứu" dân mạng Việt sau khi quán cà phê đưa cho cô 1 món bánh, netizen xem xong vẫn rối loạn
19 giờ trước
Thử một món bánh ở Việt Nam, cô gái Tây vừa ăn vừa "tan chảy" rồi đăng clip cầu cứu dân mạng vì điều này!