Muốn "cứu" ngành điều, phải thay đổi ngay tư duy, tập quán sản xuất

10/11/2017 00:49
Việc thay đổi tư duy và tập quán sản xuất là nhiệm vụ trọng yếu được đề ra để điều trở thành ngành sản xuất hàng hóa cạnh tranh. Ngoài một phần diện tích điều kém năng suất được chuyển đổi, phần còn lại phải tập trung thâm canh. Clip: Rợn người xem vườn điều bị bọ xít, sâu róm đỏ phá tan nátÔng Nén bức xúc vì không được bồi thường vụ “kỳ án vườn điều”Xâm nhập mặn bất thường, nhà vườn điêu đứng

Đẩy mạnh thâm canh và chuyển đổi

Nhắc lại nỗi ám ảnh vì dịch bệnh trên cây điều mùa vụ 2016 - 2017, ông Trần Ngọc Lạc - nông dân tỉnh trồng điều ở Gia Lai kể bọ xít muỗi (BXM) còn non hay trưởng thành đều có khả năng gây hại các bộ phân non của cây điều. BXM gây hại để lại vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh dễ dàng xâm nhập, gây hại đặc biệt là thán thư.

muon "cuu" nganh dieu, phai thay doi ngay tu duy, tap quan san xuat hinh anh 1

Nông dân xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hoạch điều. Ảnh: BÙI HƯƠNG

"Khi có chính sách để thu hút nhà đầu tư, nông dân sẽ thay đổi hình thức sản xuất từ nông hộ nhỏ lẻ sang liên kết; tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc và khối lượng lớn đủ sức đáp ứng nhu cầu cạnh tranh”.

Ông Trần Văn Lộc

“Bệnh thán thư phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa kéo dài và thiếu ánh sáng. Nguồn bệnh phát tán nhờ gió, nước nên khi vườn điều bị BXM thì thán thư cũng gây hại nặng hơn” - ông Lạc nói.

Theo ông Hà Văn Uyển - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (BVTV) Gia Lai, đến tháng 10.2017, toàn tỉnh có hơn 1.000ha bị BXM gây hại; 530ha bị bệnh thán thư.

Tại tỉnh Lâm Đồng, điều được coi là cây xóa đói giảm nghèo, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nên được trồng phổ biến ở 3 huyện phía nam là  Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Qua rà soát, tổng diện tích cây điều thiệt hại vì dịch bệnh ở địa phương này lên đến hơn 26.000ha (chiếm 90% diện tích canh tác).

Song song với triển khai chống dịch, tỉnh Lâm Đồng cũng đang đánh giá hiện trạng để đề xuất chuyển đổi một số diện tích điều già cỗi, kém năng suất sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Tương tự, ở tỉnh Đồng Nai, một phần diện tích kém năng suất sau khi chuyển đổi sang cây trồng khác, phần còn lại sẽ tập trung đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất. Cụ thể đến 2020, tỉnh này chỉ duy trì diện tích hơn 36.000ha và giảm dần đến năm 2030 còn khoảng 28.000ha.

Ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cho biết, tỉnh đang tiếp tục vận động các doanh nghiệp, HTX triển khai các dự án cánh đồng lớn cây điều hoặc cánh đồng ca cao trồng xen dưới tán vườn điều.

“Phải đảm bảo doanh nghiệp thu mua được trực tiếp từ nông dân chứ không qua trung gian và giá mua hợp lý cho nông dân. Các cải tiến kỹ thuật cũng phải được tăng cường để tiến tới xây dựng thương hiệu cho điều Đồng Nai” - ông Vinh nói.

Phải thay đổi tư duy người trồng điều

Tại Bình Phước, điều được coi là cây trồng chủ lực nhưng hiện vườn điều tỉnh này đang trong giai đoạn già đi, phần lớn diện tích bị sâu bệnh hại và sinh trưởng kém, tái canh trồng mới chuyển biến chậm; việc ứng dụng thâm canh hay công nghệ cao cũng chỉ mới khởi đầu.

Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Phước, 80% diện tích điều của tỉnh trồng bằng hạt chứ không qua chọn giống nên phẩm chất không đều và năng suất thấp. 75% diện tích điều đã trên 15 năm tuổi, trong đó diện tích trên 25 năm tuổi chiếm 30%. Gần 33.000ha canh tác hoàn toàn quảng canh, không chăm sóc thâm canh. Khi mưa ẩm, bệnh hại phát sinh trên diện tích này lại không được phun thuốc phòng trừ nên lây lan sang các vùng khác. 

“Diện tích trồng ở các vùng sâu, xa, đồi dốc không đúng kỹ thuật lại cạnh tranh với các cây cao su, cây ăn quả. Khó khăn nhất là cách nhìn nhận về cây điều của nhiều bà con là không cần chăm sóc vẫn cho thu hoạch nên vườn điều ngày càng già cỗi” - bà Tuyết nói.

Từ tháng 9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp đồng loạt ra quân cứu hộ và hướng dẫn chăm sóc vườn điều toàn tỉnh. Đến tháng 11, 12 khi điều ra hoa, đậu trái, Trung tâm sẽ tiếp hướng dẫn bà con phun thuốc BVTV.

Nhưng theo bà Tuyết, phải thay đổi được tư duy, nhận thức của người trồng điều mới là vấn đề chủ đạo trong chiến lược phát triển ngành điều. Khi thay đổi được cách nghĩ cách làm thì điều mới trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

Cụ thể, bà Tuyết cho rằng phải từng bước giúp nông dân hiểu bài toán kinh tế khi thực hiện đầu tư và không đầu tư khác nhau rất lớn. “Năng suất năm 2015 là 14,6 tạ/ha; đến năm 2017 còn 7,15 tạ/ha. Đây là con số rất thấp so với năng suất tiềm năng có thể đạt 5 tấn/ha” - bà Tuyết nói.

Ông Trần Văn Lộc - Giám đốc Sở NNPTNT Bình Phước cho rằng việc tổ chức lại sản xuất cần cả chính quyền, doanh nghiệp và nông dân cùng phối hợp thực hiện. Khi có chính sách để thu hút nhà đầu tư, nông dân sẽ thay đổi hình thức sản xuất từ nông hộ nhỏ lẻ sang liên kết; tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc và khối lượng lớn đủ sức đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã cũng sẽ thúc đẩy bảo vệ lợi ích cho các hộ thành viên.

Về quản lý, nhà nước cần sớm lập hồ sơ quản lý theo hộ, từ đó tập hợp theo các cấp từ thôn, ấp lên xã, huyện. Việc này phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển ngành điều. “Hồ sơ quản lý theo hộ sẽ thể hiện được các thông tin cơ bản như tổng số cây, số tuổi, loại giống, năng suất, chế độ chăm sóc… từ đó định hướng thâm canh cho vườn điều đang độ tuổi kinh doanh hoặc định hướng tái canh, xen canh” - ông Lộc chia sẻ.  

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
2 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
2 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
3 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
4 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
5 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.215.647 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.180.878 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.659.630 VNĐ / tấn

376.76 UScents / lb

0.13 %

+ 0.48

Gạo

RICE

15.857 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.63 %

+ 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.835.810 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.07 %

- 0.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.426.627 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
5 giờ trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
9 giờ trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
1 ngày trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Sở Nông nghiệp Angola đến tận nơi xem team châu Phi cách trồng lúa, bất ngờ khi người Việt giúp dân bản hoàn toàn miễn phí
1 ngày trước
Cán bộ Sở Nông nghiệp cho biết sẽ nghiên cứu mô hình trồng lúa của team châu Phi để phát triển tại các tỉnh Angola.