Muốn được 'chết' nhưng không dễ vì thiếu quy định

Dường như cơ quan tư pháp đang lỡ nhịp quá trình cải cách môi trường kinh doanh. Hai chỉ số tư pháp của Việt Nam là thực thi hợp đồng và phá sản doanh nghiệp, không có nhiều cải thiện.

Dường như cơ quan tư pháp đang lỡ nhịp quá trình cải cách môi trường kinh doanh. Hai chỉ số tư pháp của Việt Nam là thực thi hợp đồng và phá sản doanh nghiệp, không có nhiều cải thiện.

 

Lúng túng

Các chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh trên thế giới luôn dành một mục quan trọng để đánh giá về tốc độ, tính hiệu quả, chi phí và mức độ tin cậy của hệ thống tư pháp, khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại.

Đánh giá của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực thi hợp đồng và phá sản doanh nghiệp có sự tăng điểm trong năm 2020, đặc biệt là vấn đề phá sản doanh nghiệp - Báo cáo “Chương trình cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp” năm 2020 do  Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố - ghi nhận. Tuy nhiên, vướng mắc vẫn còn.

Cụ thể, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, trong đó không ít trường hợp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Số lượng các vụ phá sản tăng mạnh trong năm 2020. Song, phản ứng của các cơ quan tư pháp còn nhiều lúng túng. Tới cuối năm 2020, Tòa án nhân dân tối cao mới có một số hoạt động hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, đối với các tòa án cấp dưới về việc giải quyết phá sản.

Muốn được 'chết' nhưng không dễ vì thiếu quy định
Quá trình giải quyết vụ việc phá sản vẫn vướng tại giai đoạn thi hành án dân sự. 

Cụ thể ngày 18/12/2020, Tòa án nhân dân tối cao có Công văn số 199/TANDTC-PC, thông báo kết quả giải đáp trực tuyến 30 vướng mắc trong giải quyết phá sản. Công văn này được đăng tải công khai, tạo điều kiện tốt không chỉ cho các tòa án địa phương mà cả các luật sư, doanh nghiệp có thể tham khảo cho vụ việc của mình.

Dù về phía tòa án đã có một số hành động, biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho công tác giải quyết các vụ phá sản, nhưng theo phản ánh của nhiều luật sư thì vấn đề vướng mắc vẫn nằm tại giai đoạn thi hành án dân sự.

Báo động 

Tổng hợp các báo cáo định kỳ hàng tháng của Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp từ năm 2016 đến hết tháng 11/2020 có thể thấy rõ về những chuyển biến của công tác thi hành án dân sự.

Theo thủ tục thông thường, sau khi có bản án, quyết định của tòa án hoặc trọng tài thương mại, đương sự sẽ tiến hành nộp đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành xác minh và phân loại thành hai nhóm: có điều kiện thi hành; và không có điều kiện thi hành. Nhóm có điều kiện thi hành thường là những trường hợp người có nghĩa vụ còn tài sản, có thể tiến hành khấu trừ hoặc kê biên, bán đấu giá để chi trả. Nhóm không có điều kiện thi hành là các vụ việc mà người phải thi hành án không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ.

Kết quả cho thấy, tổng giá trị tài sản mà các tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan nhà nước thi hành án dân sự tăng rất nhanh, từ mức 176 nghìn tỷ đồng cả năm 2017 lên 274 nghìn tỷ đồng cả năm 2019 và 286 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm 2020.

Trong số đó, qua quá trình xác minh, tỷ lệ có khả năng thi hành dao động từ 45% đến 55% tuỳ từng thời điểm. Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị thi hành xong trên giá trị có điều kiện thi hành giảm liên tục qua các năm. Năm 2017, tỷ lệ này đạt 42,9%, đến 11 tháng đầu năm 2020 chỉ còn 31,77%. Nếu tính trên tổng giá trị thụ lý thì chỉ đạt 23,1% năm 2017 và 16,9% trong 11 tháng đầu năm 2020.

Nói cách khác, cứ mỗi 100 đồng quyền lợi chính đáng của người dân và doanh nghiệp đã được tòa án hoặc trọng tài thương mại công nhận và cần nhờ đến cơ quan thi hành án dân sự thu hồi giúp, thì cơ quan này chỉ thu hồi được khoảng 17 đồng trong năm 2020. Trong số 83 đồng còn lại, có khoảng 47 đồng không có khả năng thi hành (thường do người có nghĩa vụ không còn tài sản) và 36 đồng rơi vào trường hợp còn tài sản nhưng cơ quan thi hành án không thu hồi được. Con số này thấp và đang có xu hướng giảm nhanh một cách đáng báo động.

Muốn được 'chết' nhưng không dễ vì thiếu quy định

Lỡ nhịp

Hoạt động của các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và phá sản doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia. Nếu hệ thống tư pháp làm việc tốt, nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả thì các hợp đồng được bảo đảm, môi trường kinh doanh trở nên an toàn, ít rủi ro. Ngược lại, nếu hệ thống tư pháp không bảo vệ được quyền hợp đồng thì sẽ khiến cho các bên luôn thường trực tâm lý sẵn sàng vi phạm hợp đồng bất kỳ lúc nào, môi trường kinh doanh từ đó trở nên rủi ro, bất định, báo cáo của VCCI nhìn nhận.

Trong khi đó, Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2020 (Doing Business 2020) được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cuối năm 2019, thì hai chỉ số tư pháp của Việt Nam đều tụt bậc.

Cụ thể, chỉ số thực thi hợp đồng xếp vị trí 68/190 (giảm 6 bậc so với 2018), còn chỉ số phá sản doanh nghiệp giảm 0,1 điểm, xếp vị trí 122/190, liên tục trong nhiều năm luôn ở nửa cuối bảng xếp hạng. Còn tính trong giai đoạn từ 2014-2019, chỉ số thực thi hợp đồng từ vị trí 47 tụt xuống vị trí 68, tụt 21 bậc; chỉ số giải quyết phá sản doanh nghiệp từ vị trí 104 xuống vị trí 122, tụt 18 bậc.

Một số doanh nghiệp FDI cho rằng việc giải quyết tranh chấp là tốn kém và thiếu chắc chắn. Năm 2018, khi đó chỉ số về thực thi hợp đồng của Việt Nam còn xếp vị trí thứ 62/190 thì việc giải quyết một tranh chấp về thực thi hợp đồng tại TAND TP.HCM mất khoảng 400 ngày, tốn khoảng 29% trị giá hợp đồng. Dường như cơ quan tư pháp đang lỡ nhịp quá trình cải cách môi trường kinh doanh.

Trần Thủy 

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
3 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.