Muốn làm dự án gần 3.900 tỷ đồng ở Bắc Giang, Taseco Land có gì?

07/02/2024 06:30
Taseco Land là công ty con của CTCP Tập đoàn Taseco (Taseco Group) được thành lập năm 2009. Hoạt động chính là đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân dụng, cho thuê, kinh doanh các dịch vụ quản lý bất động sản.

Taseco Land muốn làm dự án gần 3.900 tỷ đồng ở Bắc Giang

Kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu 2 thuộc khu đô thị tại xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng và xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang công bố. Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Taseco (Taseco Land, UPCoM: TAL ) là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án theo thông báo mới nhất.

Dự án quy mô gần 50ha, đa dạng về mục đích sử dụng đất, hiện đa phần là đất trồng cây hàng năm. Hạ tầng kỹ thuật sẽ được xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, bao gồm nhiều hạng mục quan trọng như san nền, đường giao thông, bãi đỗ xe, hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, chiếu sáng công cộng...

Phần nhà ở của dự án bao gồm nhà ở thấp tầng xây thô với 364 căn nhà trên diện tích khoảng 4,6ha và chung cư cao tầng xây trên lô đất CT với diện tích khoảng 1,8ha, mật độ xây dựng 33%, với số tầng cao tối đa là 25.

Đồng thời, dự án còn đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang trên lô đất NT, CXCL có tổng diện tích lần lượt là 2,35ha và 2,75ha theo hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với phần nghĩa trang hiện hữu có diện tích khoảng 0,4ha, chỉ cần cải tạo và chỉnh trang.

Tổng chi phí thực hiện dự án được ước tính là 3.770 tỷ đồng, trong đó có chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư là 101 tỷ đồng. Đối với tiến độ, nhà đầu tư cam kết hoàn thành mọi thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng cũng như hoàn thiện công trình trong vòng 60 tháng kể từ ngày được chấp thuận.

Taseco Land có năng lực ra sao?

Trong quý IV/2023, TAL đã ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 2.550 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp cũng có sự tăng trưởng đáng chú ý, đạt 728 tỷ đồng, tăng 17%.

Trong khoảng thời gian này, doanh thu tài chính của TAL đạt 28 tỷ đồng, tăng 40%. Lợi nhuận từ các hoạt động khác cũng tăng vọt lên 56 tỷ đồng, tăng 28 lần, chủ yếu do lãi từ giao dịch mua rẻ.

Dù chi phí tài chính và chi phí quản lý lần lượt tăng mạnh lên 60 tỷ đồng, gấp 16 lần và 66 tỷ đồng, tăng 22%, TAL vẫn đạt được lợi nhuận trước thuế 617 tỷ đồng, tăng 52%, và lợi nhuận sau thuế 476 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần của TAL đạt 3.238 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước. Phân bổ theo mảng, doanh thu từ bất động sản tăng 10%, đạt 2.699 tỷ đồng; mảng xây lắp tăng 19%, đạt 309 tỷ đồng; mảng cho thuê tăng 3,5 lần, đạt 116 tỷ đồng; và mảng cung cấp dịch vụ đạt 113 tỷ đồng, tăng 36%.

Với việc doanh thu tăng, lợi nhuận gộp của TAL đạt 881 tỷ đồng, tăng 14%, và biên lợi nhuận gộp đạt 27,2%.

Trong năm 2023, chi phí tài chính của TAL đạt 101 tỷ đồng, gấp 5,3 lần; chi phí quản lý là 187 tỷ đồng, tăng 33%. Tuy nhiên, TAL vẫn kết thúc năm với lợi nhuận trước thuế là 661 tỷ đồng, tăng 40%, và lợi nhuận sau thuế là 503 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước.

Năm 2023, TAL đã đặt mục tiêu doanh thu là 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 641 tỷ đồng. Kết quả là công ty đã hoàn thành 95% mục tiêu doanh thu và vượt 3% mục tiêu lợi nhuận.

Đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của TAL đạt 10.176 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Cơ cấu tài sản ghi nhận sự gia tăng của hàng tồn kho, đạt 3.813 tỷ đồng, tăng 56%, chiếm 37% tổng tài sản. Các khoản phải thu cũng tăng 30% lên 2.392 tỷ đồng, chiếm 23,5% tổng tài sản, trong khi dự phòng phải thu ngắn hạn gấp đôi lên 19 tỷ đồng.

Dù chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm nhẹ 8% xuống còn 1.856 tỷ đồng, chiếm 18%, nhưng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đạt 316 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của TAL tăng 9% lên 4.137 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 0,78 lần.

TAL là công ty con của CTCP Tập đoàn Taseco (Taseco Group) được thành lập năm 2009. Hoạt động chính là đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân dụng, cho thuê, kinh doanh các dịch vụ quản lý bất động sản. Công ty có trụ sở chính tại NO2-T1 khu Ngoại Giao đoàn, Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Chủ tịch HĐQT là ông Phạm Ngọc Thanh, Tổng giám đốc là ông Nguyễn Trần Tùng.

Kể từ những tháng cuối năm 2023 đến thời điểm hiện tại, Taseco Land không ngừng mở rộng quỹ đất và đầu tư vào các dự án bất động sản mới. Trong tháng 11/2023, Hội đồng Quản trị của Taseco Land đã phê duyệt quyết định thành lập liên danh để tham gia đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Lương Ninh, tại xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (tổng diện tích hơn 35ha, tổng mức đầu tư dự kiến là 1.131 tỷ đồng).

Đồng thời, trong tháng 11/2023, Taseco Land đã nhận được sự chấp thuận để trở thành nhà đầu tư cho dự án Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, nằm tại tỉnh Hà Nam. Dự án có quy mô sử dụng đất 223ha và tổng vốn đầu tư lên đến hơn 2.320 tỷ đồng.

Cuối tháng 11/2023, công ty đã thông báo về việc vay vốn tối đa lên đến 950 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ chi phí thực hiện dự án Khu nhà ở thuộc khu tái định cư tại tỉnh Thanh Hóa.

Theo Taseco Land, công ty đang tập trung vào mục tiêu phát triển quỹ đất lên khoảng 2.000ha vào năm 2025. Với kế hoạch triển khai đầu tư vào hàng loạt dự án bất động sản trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Taseco Land dự kiến sẽ có nhu cầu về vốn tăng cao cho hoạt động đầu tư trong thời gian tới.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
10 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.