Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?

13 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.

Làm chủ nguyên liệu, tăng chất lượng sản phẩm

Theo nhận định của TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, hiện việc phát triển thị trường xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực chưa thực sự bền vững và dễ bị thương tổn bởi những thay đổi của môi trường quốc tế cũng như thay đổi chính sách của các thị trường nhập khẩu.

Và một trong những hạn chế của quá trình này là Việt Nam chưa thực sự chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu.

Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì? - Ảnh 1

Việt Nam cần làm chủ nguyên liệu để nâng cao giá trị thay bằng việc chỉ gia công. (Ảnh minh họa).

“Việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu và sản xuất gia công là hạn chế lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững các ngành hàng chủ lực. Nếu không đủ nguyên vật liệu thì doanh nghiệp khó đáp ứng được tiến độ đơn hàng, có thể bỏ lỡ nhiều thời cơ vàng trong xuất khẩu .

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải chủ động sản xuất được nguyên liệu thì mới đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu và tận dụng được những ưu đãi về thuế, nhất là khi tham gia các hiệp định thương mại tự do” , ông Bình nói

Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì? - Ảnh 2

Nếu không đủ nguyên vật liệu thì doanh nghiệp khó đáp ứng được tiến độ đơn hàng, có thể bỏ lỡ nhiều thời cơ vàng trong xuất khẩu . - TS Lê Duy Bình

Vì thế, theo ông Bình, doanh nghiệp cần phát triển nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may , giày dép…để từng bước giảm nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Sau khi đã chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu, doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược tạo ra nguồn cung ổn định và chất lượng, vừa giúp doanh nghiệp đảm bảo được tiến độ các đơn hàng vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra.

“Nguyên liệu đầu vào nếu được sản xuất trong nước sẽ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động vừa khẳng định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá tại Việt Nam, đảm bảo quy định của nhiều đối tác quốc tế”, TS Bình nhận định.

Đặc biệt, ông Bình phân tích thêm, đây cũng là cách để chứng minh hàng hóa Việt Nam không bán phá giá, do nguyên vật liệu được sản xuất trong nước cùng với giá nhân công tương đối thấp đã cấu thành mức giá xuất khẩu phù hợp.

“Về lâu dài, điều này sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro do điều tra phòng vệ thương mại”, ông nói.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong lại nhấn mạnh vai trò của việc tăng chất lượng, giá trị cho hàng xuất khẩu .

Theo ông Phong, muốn phát triển bền vững thị trường xuất khẩu những ngành hàng chủ lực thì bản thân những mặt hàng này phải đảm bảo chất lượng để cạnh tranh sòng phẳng với hàng hóa của các nước khác. Khi đã đảm bảo chất lượng rồi thì dễ dàng tăng giá trị sản phẩm và chinh phục được bất cứ thị trường nào.

Muốn như vậy, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng một cách bền vững bằng việc cải tiến sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng được xu hướng hiện nay là sản phẩm sạch, xanh, thân thiện với môi trường.

Về dài hạn, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng và khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu . Vì xu hướng của người tiêu dùng trên thế giới ngày nay là người mua luôn hướng đến những sản phẩm có thương hệu, độ uy tín và chất lượng cao. Khi đã chiếm lĩnh được niềm tin người tiêu dùng rồi thì mới có thể bảo vệ mục tiêu phát triển mạnh thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực.

Mở rộng ngay thị trường xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc vào bất cứ thị trường nào được nhiều chuyên gia đánh giá là biện pháp cấp thiết nhất nhằm thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực.

Các chuyên gia cảnh báo, Việt Nam vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào một số thị trường xuất khẩu lớn. Vì vậy, khi các quốc gia này rơi vào giai đoạn khủng hoảng hoặc thay đổi chính sách nhập khẩu, thuế quan thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những cú sốc lớn, thậm chí nguy cơ bị gián đoạn.

Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì? - Ảnh 3

Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. (Ảnh minh hoạ).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Halcom Việt Nam, dẫn chứng: Chẳng hạn những mặt hàng chủ lực của Việt Nam nếu phụ thuộc quá nhiều vào thị trường lớn như Mỹ thì sẽ gặp rủi ro rất lớn khi nước này có những thay đổi đột ngột về chính sách hoặc thuế quan. Và khi những mặt hàng này bị ảnh hưởng về quá trình xuất khẩu thì sẽ tác động rất tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của nền kinh tế nói chung và đến mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực nói riêng.

“Không chỉ là Mỹ mà bất kỳ thị trường nào khác cũng có thể thay đổi chính sách, trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu đang gia tăng. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong dài hạn của doanh nghiệp và cả nền kinh tế, vì thế bắt buộc phải nhanh chóng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ”, đại biểu Huân cảnh báo.

Đại biểu Huân khuyến nghị Việt Nam nên đàm phán và ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại với các nước khác để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường lớn, từ đó bình ổn hóa các cơ hội xuất khẩu .

Đồng tình với ý kiến trên, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhấn mạnh thêm rằng cơ sở để mở rộng thị trường cũng phải dựa vào khả năng của từng doanh nghiệp trong bối cảnh cụ thể. Ví dụ những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chọn những thị trường ít có tính rủi ro hơn và có tính ổn định hơn như EU, Nhật Bản, ASEAN, châu Phi…

Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì? - Ảnh 4

Cơ sở để mở rộng thị trường cũng phải dựa vào khả năng của từng doanh nghiệp trong bối cảnh cụ thể - TS Nguyễn Bích Lâm

Ông Lâm lấy dẫn chứng ngành da giày, với mục tiêu năm 2025 là đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2024 và ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD (tăng 3 - 4 tỷ USD so với năm 2024).

Ngoài những thị trường chính yếu như Mỹ, EU, Trung Quốc thì những ngành hàng chủ lực này phải cố gắng mở rộng sang thị trường Nam Mỹ và Trung Đông. Doanh nghiệp cần phải đề phòng những thị trường lớn thường hay có chính sách phát triển riêng. Chẳng hạn như chính quyền Mỹ luôn hướng đến “thương mại công bằng”, có nghĩa là làm sao giảm được thâm hụt thương mại càng nhiều càng tốt. Vì thế “ông lớn” này rất có thể thay đổi thuế quan để đạt được điều này.

PGS.TS Phạm Thị Hồng Yến, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Tài chính của Quốc hội, cũng bày tỏ quan điểm, để phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may , da giày, đồ gỗ, nông lâm thủy sản…thì bắt buộc phải mở rộng và đa dạng thị trường. Tức là khách mua càng nhiều, càng đa dạng thì cơ hội giữ vững và mở rộng thị phần càng lớn.

Để làm được điều này, bà Yến cho rằng doanh nghiệp cần tranh thủ sự trợ giúp của các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, hình thành đại diện của doanh nghiệp, hiệp hội ở các thị trường mới và xác định kênh phân phối nào tốt nhất để kết nối như siêu thị, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, hoặc đại lý tại nước ngoài...

Mặt khác, doanh nghiệp phải tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương quốc tế để tăng cơ hội tìm kiếm thị trường mới phù hợp.

“Đặc biệt, khi tìm được các nhà nhập khẩu tiềm năng, doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu kỹ các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa của họ để tuân thủ và thực thi hiệu quả”, bà Yến nói.

Theo số liệu của Cục Thống kê, quý I/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 17,0%.

Có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu , trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, đó là: Điện tử, máy tính và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Hàng dệt, may; Giày, dép.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
6 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
11 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
12 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
14 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.
Mỹ vừa chi hơn 300 triệu USD mua một ‘mỏ vàng’ mới nổi của Việt Nam: Nước ta là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, các cường quốc công nghệ đua nhau mua hàng
15 giờ trước
Mỏ vàng tiềm năng này đang đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 trên bản đồ thế giới.