Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố BCTC quý 3/2018 với doanh thu thuần đạt 20.907 tỷ đồng, tăng 27% so với quý 3/2017. Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 647 tỷ, tăng 14,5%. Theo MWG, doanh thu bình quân tại các siêu thị mở trước năm 2017 trong kỳ tăng khoảng 12% so với cùng kỳ 2017.
Tăng cường chuyển giao chuỗi thế giới di động sang điện máy xanh
Chi tiết từng chuỗi, quý 3/2018 chuỗi thế giới di động tăng 19%, điện máy xanh tăng 79% và bách hóa xanh tăng 235%. Được biết, tổng số siêu thị hoạt động tính đến cuối quý 3 đạt 2.184 đơn vị.
Nói về tốc độ tăng trưởng trên, MWG cho biết nguyên nhân do Công ty mở rộng diện tích và chuyển đổi cửa hàng thế giới di động thành điện máy xanh tại những địa điểm có khả năng gia tăng doanh thu và lợi nhuận, dự kiến xu hướng này sẽ diễn ra trong suốt năm 2018.
Đồng thời, mặc dù tăng trưởng tuy nhiên độ bao phủ và thị phần chưa đủ lớn, điều này góp phần thúc đẩy doanh thu MWG.
Tuy nhiên, so sánh với 2 quý liền trước đó, doanh thu MWG ghi nhận sụt giảm đáng kể, lợi nhuận gộp và ròng tương ứng giảm theo.
Riêng với chuỗi bách hóa xanh, MWG đang tập trung tăng cường tính phong phú của nhóm hàng tươi sống, đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận trên mỗi cửa hàng. Nhắc lại, năm nay MWG chiến lược mở bách hóa xanh tại những trục đường tương đối lớn có mật độ lưu thong cao thay vì len lỏi vào khu dân cư nhằm tăng số lượng khách hàng đến doanh thu. Trong quý 3 này, MWG đã có những cửa hàng tại các khu vực lân cận Tp.HCM với mức doanh thu bình quân tương đối ổn định.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu 66.463 tỷ, lợi nhuận sau thuế 2.187 tỷ đồng, đồng thuận tăng so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch 86.390 tỷ doanh thu và 2.600 tỷ lãi ròng trong năm nay, MWG đã lần lượt thực hiện được 77% và 84% chỉ tiêu.
Về công ty mẹ, doanh thu quý 3 tăng 66% lên 25 tỷ đồng, tuy nhiên do không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh, đồng thời chịu chi phí lãi vay trái phiếu, ghi nhận lợi nhuận âm từ chi phí quản lý cũng như không ghi nhận cổ tức từ công ty con, dẫn đến lỗ ròng 61 tỷ đồng.
An Khang ghi nhận lỗ hơn 3 tỷ, Trần Anh lỗ lũy kế hơn 46 tỷ
Ngược lại với kinh doanh tăng trưởng, việc đầu tư vào các công ty của MWG không mấy khả quan, trong đó đến nay khoản đầu tư tại An Khang ghi nhận lỗ hơn 3 tỷ, Trần Anh lỗ lũy kế hơn 46 tỷ.
Theo thuyết minh của MWG, hiện Công ty đang sở hữu 99,27% vốn Trần Anh (TAG), chênh lệch giá phí với giá trị sổ sách tương ứng với phần sở hữu giá trị tài sản thuần TAG tại ngày tăng tỷ lệ nắm giữ mới đây là hơn 463 triệu đã được ghi nhận giảm LNSTCPP trên BCTC hợp nhất giữa niên độ.
Tính chung đến nay TAG ghi nhận lỗ lũy kế hơn 46 tỷ đồng, dẫn đến làm giảm giá trị từ 618 tỷ về chỉ còn 571,5 tỷ đồng.
Lợi thế thương mại tại khoản đầu tư Trần Anh (TAG).
Còn với An Khang, hiện Công ty đang nắm giữ 49% vốn với số vốn hơn 62 tỷ đồng, trong kỳ An Khang lỗ hơn 3 tỷ đồng khiến giá trị còn lại đến ngày 30/9 là gần 59 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9/2018, MWG ghi nhận tổng tài sản trên BCTC hợp nhất là 25.546 tỷ, tăng 12% so với đầu kỳ, trong đó tài sản ngắn hạn đạt 20.874 tỷ, tài sản dài hạn đạt 4.672 tỷ đồng. Tại mục tài sản ngắn hạn, MWG ghi nhận các khoản tương đương tiền tăng gấp đôi lên 2.485 tỷ, trong khi phải thu ngắn hạn giảm đáng kể tập trung tại phải thu khách hàng. Với tài sản dài hạn, đà tăng chủ yếu đến từ việc ghi nhận lợi thế thương mại hơn 571,5 tỷ đồng.
Tài sản ngắn hạn MWG.
Về nợ, tổng nợ MWG tăng so với đầu kỳ lên 17.384 tỷ, chủ yếu nợ ngắn hạn tăng với dư nợ vay tăng gần 2.000 tỷ lên 7.380 tỷ đồng. Trong kỳ, MWG phát sinh tăng dư nợ vay 24.000 tỷ đi cùng việc tất toán 22.000 tỷ đồng, về tăng nợ vay kể tên có phát sinh khoản vay ngắn hạn gần 54 tỷ tại Ngân hàng Malaya Berhad – CN Tp.HCM, tăng giải ngân hơn 335 tỷ đồng tại HSBC Việt Nam, phát sinh vay mới hơn 410 tỷ Ngân hàng Standard Chartered – CN Singapore.
Tổng nợ vay ngắn và dài hạn MWG.
Vay ngắn hạn MWG.
Vay ngắn hạn MWG.