Mỹ còn lại gì sau Covid-19: Khối nợ doanh nghiệp 11 nghìn tỷ USD đang 'treo lửng lơ'

16/06/2021 13:40
Trước khi đại dịch diễn ra, các doanh nghiệp Mỹ đã đi vay rất nhiều với mức lãi suất thấp. Khi nền kinh tế "đóng băng" vì Covid-19 và rơi vào cuộc suy thoái, họ cũng không giảm quy mô của những khoản nợ này. Thậm chí, họ còn đi vay nhiều hơn và số nợ đã thanh toán cũng ít hơn.

"Tiền rẻ" là vị cứu tinh cho các doanh nghiệp gặp khó khăn 

Sau một thời gian tăng đột biến, lãi suất nợ doanh nghiệp đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, kéo theo xu hướng phát hành trái phiếu mới. Theo Dealogic, các công ty phi tài chính đã phát hành 1,7 nghìn tỷ USD trái phiếu vào năm ngoái, cao hơn gần 600 tỷ USD so với mức cao trước đó. Đến cuối tháng 3, tổng lượng nợ của họ ở mức 11,2 nghìn tỷ USD, tương đương một nửa quy mô kinh tế Mỹ, theo Fed.

"Tiền rẻ" đã mang lại lợi ích cho các ngành kinh doanh. Các hãng khai thác dịch vụ du lịch, hãng hàng không và rạp chiếu phim đã vượt qua đại dịch bằng bù đắp doanh thu bị mất bằng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu. Hơn nữa, các doanh nghiệp phát triển cũng có thể tích trữ thêm tiền mặt và tiết kiệm bằng cách tái cấp vốn cho các khoản nợ cũ. Chưa dừng ở đó, các công ty đang gặp khó khăn vì đại dịch cũng ít có nguy cơ phá sản hơn, nhờ phát hành trái phiếu dài hạn.

Dan Schlanger là CFO của Crown Castle International Corp. Công ty này đã phát hành trái phiếu lãi suất thấp để huy động vốn và thanh toán nợ. Ông cho biết: "Thật ngạc nhiên khi chi phí sử dụng vốn vay đã giảm nhiều như vậy. Chúng tôi đang tận hưởng khoảng thời gian mà chúng tôi đang có." 

Khi các doanh nghiệp quá tự tin, nhiều CFO và nhà đầu tư thừa nhận rằng họ vẫn có thể gặp rủi ro trong một cuộc suy thoái thông thường, mà ở đó chi phí đi vay tăng lên trong dài hạn và gây thiệt hại nghiêm trọng hơn cho tài chính của hộ gia đình. Trong một báo cáo hồi tháng 5, Fed lưu ý, những điểm yếu phát sinh từ nợ doanh nghiệp vẫn ở mức cao.

Mỹ còn lại gì sau Covid-19: Khối nợ doanh nghiệp 11 nghìn tỷ USD đang treo lửng lơ - Ảnh 1.

Theo số liệu từ nhà cung cấp dữ liệu tài chính FactSet, một số công ty đi vay nhiều nhất trong thời kỳ đại dịch là nhóm chịu thiệt hại nặng nề nhất. Carnival Corp. – nhà điều hành du thuyền lớn nhất thế giới, có tổng số nợ khoảng 33 tỷ USD tính đến ngày 28/2, gần gấp 3 lần so với gần cuối năm 2019. Tổng số nợ của Boeing đã tăng hơn gấp đôi khi đại dịch hoành hành, lên 64 tỷ USD, trong Delta Air Lines đi vay 35 tỷ USD, cũng tăng gấp đôi.

Khi các chuyến du lịch trên khắp thế giới bị hủy bỏ, việc huy động vốn vào đầu năm ngoái không phải là điều dễ dàng với Carnival. CFO David Bernstein cho biết, ông đã mất 2 tuần vào tháng 3/2020 để nỗ lực bán trái phiếu vì công ty không có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu.

Ông mất thêm 10 ngày làm việc gần như suốt ngày đêm để đưa ra một thỏa thuận bao gồm cả chào bán cổ phiếu. Đầu tháng 4 năm ngoái, Carnival đã phát hành 4 tỷ USD trái phiếu có đảm bảo với lãi suất 11,5% (mức lãi suất thường có ở những doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thấp nhất), cùng 500 triệu USD cổ phiếu và khoảng 2 tỷ USD trái phiếu chuyển đổi. Sau đó, công ty huy động được 6,5 tỷ USD.

Kể từ đó, khi nhu cầu đối với trái phiếu doanh nghiệp tăng trở lại, thì việc đi vay lại dễ dàng hơn. Carnival đã bán trái phiếu và nhận các khoản vay từ nhà đầu tư thêm 5 lần nữa trong vòng 10 tháng sau. Tháng 2, công ty đã phát hành 3,5 tỷ USD trái phiếu không đảm bảo với lãi suất 5,75%. Tháng 4, Bernstein cho biết, Carnival đã huy động đủ vốn để tồn tại cho đến khi hoạt động trở lại.

Ồ ạt phát hành trái phiếu 

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp Mỹ đã giảm theo đợt kể từ những năm 1980, thường chịu ảnh hưởng bởi những đợt điều chỉnh của Fed và lợi suất trái phiếu chính phủ.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, Fed lần đầu tiên hạ lãi suất chuẩn xuống gần 0 và bắt đầu mua lượng lớn trái phiếu kho bạc, cùng chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp để hỗ trợ nền kinh tế. Sau đó, nhà đầu tư ồ ạt tìm đến những loại tài sản rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận lớn, mở ra kỷ nguyên bùng nổ cho doanh thu từ trái phiếu.

Đại dịch đã thúc đẩy xu hướng này trở nên thịnh hành hơn, đến mức cực đoan. Fed một lần nữa hạ lãi suất xuống 0 và tiếp tục mua trái phiếu. Họ cũng có bước đi mới là mua trái phiếu doanh nghiệp, giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Sau khi lập kỷ lục vào năm ngoái, tỷ lệ phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhìn chung vẫn tiếp tục mạnh mẽ trong năm nay. Trái phiếu đầu cơ hiện đang trên đà lập kỷ lục.

Đối với nhiều công ty không bị đại dịch "nhấn chìm", thị trường trái phiếu bùng nổ đã tạo cơ hội để họ giảm chi phí lãi vay. Đầu năm 2020, trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng đầu tư có lãi suất 2,84%. Khi cao điểm, con số này tăng lên khoảng 4,6%, nhưng cuối năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất là 1,74%. Sau đó, các công ty vội vã tận dụng điều đó.

Mỹ còn lại gì sau Covid-19: Khối nợ doanh nghiệp 11 nghìn tỷ USD đang treo lửng lơ - Ảnh 2.

AT&T là một công ty "ôm" khoản nợ chưa thanh toán lớn nhất trong nhóm phi tài chính tính đến ngày 31/3. Họ là một trong những doanh nghiệp tận dụng cơ hội này. Trong những tháng gần đây, AT&T công bố các thỏa thuận cắt giảm tài sản mảng truyền thông và truyền hình, để giảm khoản nợ ròng hơn 50 tỷ USD.

Hầu như cả năm ngoái, công ty này đã nỗ lực tận dụng sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm chi phí lãi vay và "thoát" khỏi các khoản nợ đến hạn. Trong một thương vụ, họ đã phát hành 11 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 7,5-40,5 năm để hoàn trả cho các trái phiếu đáo hạn trong 5 năm tới. Tháng 4, họ cho biết đã giảm chi phí lãi vay trong quý I xuống 150 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 6/2020, Crown Castle – công ty điều hành tháp di động, đã phát hành 2,5 tỷ USD trái phiếu mới kỳ hạn 30 năm, giúp công ty thanh toán các trái phiếu đến hạn trong năm nay và năm sau. Năm nay, công ty cũng phát hành thêm trái phiếu với lãi suất thấp nhất từ trước đến nay.

Cuối năm ngoái, nhà đầu tư đã thể hiện sự quan tâm đến trái phiếu doanh nghiệp. Họ sẵn sàng chi tiền cho trái phiếu của các công ty được xếp hạng CCC. Theo LCD – một bộ phận của S&P Global Market Intelligence, trong năm nay, tỷ lệ phát hành trái phiếu CCC đang cao hơn 35% so với mức kỷ lục trước đó.

Community Health Systems – một trong những công ty điều hành bệnh viện lớn nhất Mỹ, đã phải chật vật để phục vụ bệnh nhân bên ngoài các thành phố lớn và đối diện với một thương vụ thâu tóm không mấy suôn sẻ. Cuối năm ngoái, họ sẵn sàng "đốt" hơn 600 triệu USD vào năm 2021. Do đó, nhà đầu tư nhanh chóng "chộp" lấy một loạt trái phiếu được đảm bảo của chuỗi bệnh viện kể từ tháng 12, giúp họ vừa giảm chi phí lãi vay vừa kéo dài thời gian đáo hạn nợ.

Tháng trước, Moody’s đã nâng hạng trái phiếu của Community Health lên mức tương đương với CCC, do ảnh hưởng của những thương vụ tái cấp vốn gần đây và hoạt động được cải thiện.

Rủi ro đối với nền kinh tế 

Tuy nhiên, việc tái cấp vốn nợ dễ dàng không phải lúc nào cũng tốt cho nền kinh tế. Torsten Slock – cựu kinh tế gia trưởng của Deutsche Bank Securities, hiện là kinh tế gia trưởng của Apollo Global Management, cho biết hồi năm ngoái, hệ quả của việc lãi suất liên tục ở mức thấp là "giúp nhiều công ty kém hiệu quả tồn tại, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế."

Một số nhà phân tích cho rằng nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận lãi suất thấp đối với trái phiếu doanh nghiệp không chỉ vì triển vọng kinh tế lạc quan, mà còn là phản ứng tích cực của Fed với đại dịch. Đây là điều họ cho rằng sẽ còn lặp lại trong tương lai.

Theo Scott Kimball – quản lý danh mục đầu tư và giám đốc bộ phận trái phiếu tại Mỹ của BMO Global Asset Management, ngay cả khi Fed thông báo sẵn sàng mua trái phiếu doanh nghiệp một lần nữa, thì thị trường có thể sẽ hứng chịu cú sốc tương tự như năm ngoái. NHTW cho rằng những rủi ro thường thấy của nợ vẫn có, nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ thiệt hại đáng kể trong cuộc suy thoái kinh tế tiếp theo.

Một yếu tố đáng khích lệ cho nhà đầu tư là, trong năm qua, nhiều công ty đã không phát hành thêm nợ để mua cổ phiếu quỹ, nhằm tăng cổ tức. Họ chỉ vay tiền trong trường hợp khẩn cấp và sẵn sàng trả nợ khi tình trạng này kết thúc.

Mỹ còn lại gì sau Covid-19: Khối nợ doanh nghiệp 11 nghìn tỷ USD đang treo lửng lơ - Ảnh 3.

Bernstein cho biết Carnival sẽ giảm nợ trong những năm tới bằng cách thanh toán trái phiếu và các khoản vay khi đến hạn, sử dụng tiền mặt từ hoạt động. Mục tiêu của họ là lấy lại mức xếp hạng đầu tư trước đại dịch. Boeing thì nói rằng họ sẽ ưu tiên giảm nợ khi dòng tiền bình thường trở lại.

Trong khi đó, một số công ty đã bắt đầu thanh toán nợ. Delta cho biết họ dự kiến sẽ lấy lại xếp hạng đầu tư ở mức cao hơn trong vòng 2 năm, khi đã trả khoản vay 1,5 tỷ USD vào tháng 3 và sẽ trả 850 triệu USD vào cuối quý này.

Hãng bán lẻ Target đã phát hành 2,5 tỷ USD bóng đá vào tháng 3/2020. Tuy nhiên, lợi nhuận của họ đã cải thiện trong thời gian đại dịch diễn ra và tháng 10, công ty đã thanh toán khoảng 1,8 tỷ USD trái phiếu trước ngày đến hạn.

Matt Brill – giám đốc danh mục đầu tư cấp cao và trưởng bộ phần đầu tư tại Bắc Mỹ của Invesco, cho hay: "Những gì chúng ta đang chứng kiến là các doanh nghiệp đang nỗ lực tích cực để cải thiện bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, chắc chắn, những khoản nợ phải trả vẫn ở mức rất cao."

Tham khảo Wall Street Journal 

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
59 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
16 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
28 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
20 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.