Mỹ: Covid-19 tái xâm chiếm những bang từng đánh bại làn sóng thứ nhất

14/07/2020 12:15
Theo các chuyên gia, làn sóng Covid-19 xuất hiện trở lại ở những bang này đều do một số nguyên nhân chung: cư dân không còn sẵn sàng tự nhốt mình trong nhà, từ chối đeo khẩu trang và những người trẻ tuổi tin rằng virus sẽ không thể khiến họ lâm bệnh nặng.

Những bang đầu tiên ở Mỹ bị Covid-19 tấn công vào mùa xuân năm nay đều hi vọng rằng họ đã đi qua thời khắc tồi tệ nhất. Thế nhưng, thay vào đó virus lại đang quay trở lại.

Nhiều nơi có số ca nhiễm cao nhất trong giai đoạn trước – như California, Lousiana, Michigan và Washington – đang chứng kiến số ca tăng cao trở lại sau nhiều tháng giảm dần. Đó không phải là vấn đề xuất phát từ việc thực hiện nhiều xét nghiệm hơn mà ở một số nơi tỷ lệ phải nhập viện và tử vong cũng tăng cao.

Hôm chủ nhật, bang Florida ghi nhận 15.300 ca nhiễm trong 1 ngày, cao nhất từ trước đến nay. Theo các chuyên gia, làn sóng Covid-19 xuất hiện trở lại ở những bang này đều do một số nguyên nhân chung: cư dân không còn sẵn sàng tự nhốt mình trong nhà, từ chối đeo khẩu trang và những người trẻ tuổi tin rằng virus sẽ không thể khiến họ lâm bệnh nặng.

Tuy nhiên kể cả một số bang theo đảng Dân chủ đã trì hoãn tái khởi động nền kinh tế muộn hơn vài tuần so với các bang khác như ở Georgia, số ca nhiễm cũng đang tăng trở lại.

Hôm qua Thống đốc bang California Gavin Newsom đã quyết định rút lại nỗ lực tái mở cửa, cấm các nhà hàng, phòng tập, hiệu cắt tóc cũng như các địa điểm cầu nguyện trên toàn bang tổ chức các hoạt động tập trung đông người ở trong nhà.

Cho đến nay 3 bang thiệt hại nặng nhất trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên là New York, New Jersey, Massachusetts chưa bị ảnh hưởng, tuy nhiên Thống đốc New York Andrew Cuomo vào cuối tuần trước đã khẳng định làn sóng thứ hai sắp ập đến.

"Số ca nhiễm đang tăng lên, tôi có thể cảm nhận làn sóng thứ hai đang tới. Câu hỏi duy nhất là nó sẽ nghiêm trọng đến đâu", ông nói.

Trong khi tuần trước mọi sự chú ý đổ dồn về các bang mà làn sóng thứ nhất đã bỏ qua và giờ đang bùng nổ như Arizona, Florida và Texas, ở California số ca nhập viện và số ca tử vong liên tiếp lập kỷ lục mới. California – bang đầu tiên đóng cửa nền kinh tế, ghi nhận kỷ lục 149 người chết vào thứ 4 tuần trước và từ đó đến nay đã có thêm hơn 320 người thiệt mạng.

"Dịch đang lây lan mạnh trong cộng đồng và số ca nhập viện tăng cao như hồi cuối tháng 4, chúng tôi hi vọng đây đã là đỉnh dịch", Barbara Ferrer, người đứng đầu cơ quan y tế cộng đồng của Los Angeles cho biết. Hôm chủ nhật tại đây ghi nhận 3.322 ca nhiễm mới và 18 ca tử vong.

Số ca nhiễm mới mỗi ngày của Louisiana đang tiến gần đến mức đỉnh của làn sóng thứ nhất. Washington cũng ở trong tình trạng tương tự.

Các chuyên gia cho rằng trong làn sóng thứ nhất số người nhiễm vẫn chưa đủ lớn để đạt đến ngưỡng tạo ra miễn dịch trong cộng đồng. Do đó vẫn còn rất nhiều người không có kháng thể và dễ dàng nhiễm bệnh. Theo Carl Bergstrom, giáo sư sinh học tại ĐH Washington, về cơ bản thì mức độ dễ tổn thương của người dân Mỹ trước Covid-19 không có gì thay đổi so với thời điểm đầu tháng 3.

Trong khi đó mức độ sẵn sàng ở trong nhà và đeo khẩu trang của người dân đã giảm đi đáng kể. Thậm chí đối với nhiều người thuộc đảng Cộng hòa từ chối đeo khẩu trang giống như 1 hành động thách thức. Chính bản thân Tổng thống Trump cũng từ chối công khai đeo khẩu trang đến tận chủ nhật vừa qua, khi ông tới thăm 1 bệnh viện quân đội.

Lệnh phong tỏa kéo dài 2 tháng đã giúp Michigan giảm số ca nhiễm xuống mức đủ thấp để dỡ lệnh buộc ở nhà vào tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên chỉ sau vài tuần tình hình đã trở nên tồi tệ. Một trong những ổ dịch lớn nhất mới xuất hiện là quán bar Harper’s gần ĐH Michigan với hơn 180 ca. Một loạt quán bar khác cũng đã trở thành ổ dịch dù mức độ nhỏ hơn.

Lãnh đạo các bang vẫn đang cố gắng thuyết phục dân chúng rằng lần này hệ thống y tế đã được chuẩn bị tốt hơn. Ví dụ bang California cho biết số ca Covid-19 nằm viện chỉ chiếm 8,7% số giường mà các bệnh viện có thể cung cấp, hay hiện bang này đã có 46 triệu mặt nạ N95 so với con số 1 triệu chiếc hồi tháng 3.

Tuy nhiên nếu dịch bùng phát trở lại với tốc độ kinh hoàng, Los Angeles có thể hết giường bệnh chỉ trong vài tuần, và không ít bệnh nhân ở Imperial, vùng nông thôn nằm gần biên giới Mexico đang bị tàn phá nặng nề, đã chọn bay tới San Francisco chữa bệnh dù phải vượt qua chặng đường 400 dặm.

Thống đốc bang Louisiana John Bel Edwards hôm chủ nhật đã áp lệnh bắt buộc đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập đông người. Hồi tháng 4, số ca nhiễm cao nhất trong 1 ngày tại đây là hơn 2.700 ca và thứ 6 tuần trước con số đã lên đến hơn 2.600 ca.

Joseph Kanter, 1 cán bộ y tế của bang, cho rằng đợt dịch hồi mùa xuân vẫn không tác động nhiều đến ý thức của người dân ở một số địa phương trong bang. Những người dân New Orleans đã có những ký ức sống động về những tháng ngày tồi tệ hồi tháng 3, tháng 4 và hiểu được virus có thể gây ra những điều khủng khiếp như thế nào, do đó họ hành động rất thận trọng. Tuy nhiên những thị trấn nhỏ đang chứng kiến số ca nhiễm tăng lên mà không tưởng tượng được điều đó sẽ kéo theo những gì. Họ vẫn nghĩ dịch bệnh là thứ xa xôi chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà thôi.

Nhưng John Swartzberg, giáo sư tại ĐH California, không cho rằng sự phớt lờ này là lý do chính khiến Mỹ thất bại trong cuộc chiến dập tắt Covid-19. "Điều đó không lý giải tại sao châu Âu hay Đài Loan không kiệt sức, mọi người đều phải trải qua chuyện này. Vấn đề nằm ở việc nước Mỹ thiếu 1 nhà lãnh đạo quyết tâm chống dịch đến cùng", ông nói.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
7 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
32 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
8 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
56 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.