Mỹ đang âm thầm thực hiện 1 thay đổi cực lớn, huy động nguồn lực kinh tế để đối phó với Trung Quốc?

09/03/2021 09:10
Điều khiến Mỹ chuyển sang mô hình chính phủ dẫn dắt đầu tư trong lĩnh vực công nghệ là nỗi lo sợ rằng mô hình lai giữa quân sự và dân sự của Trung Quốc sẽ đe dọa các nỗ lực của Mỹ.

Theo nhà bình luận David Ignatius của tờ Washington Post, báo cáo mà 1 ủy ban lưỡng đảng về trí tuệ nhân tạo công bố tuần trước chính là dấu hiệu đầu tiên của 1 sự thay đổi lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của Mỹ. Dù không có những cuộc tranh luận nảy lửa công khai, Mỹ vẫn đang âm thầm chuyển hướng sang 1 chính sách công nghiệp mới hướng đến mục tiêu cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa, một trong những nhân vật chủ chốt của ủy ban nói trên, đã từng chia sẻ ngắn gọn về tầm nhìn mới trong 1 bài phát biểu hồi tháng 12 năm 2019. Ông cho rằng đã đến lúc nhận ra "sự nguy hiểm của thị trường tự do" khi đối đầu với Trung Quốc và thay vào đó hãy đi theo "chính sách công nghiệp thân Mỹ của thế kỷ 21". Giờ đây lối suy nghĩ này đang trở nên phổ biến trong chính quyền Biden, các thành viên cấp cao của Quốc hội Mỹ và một số lãnh đạo công nghệ hàng đầu.

Giống như các làn sóng dịch chuyển lớn khác, sự thay đổi đang trở nên rõ ràng hơn khi nó bắt đầu dần thay thế cho phương thức tiếp cận cũ với Trung Quốc. Đằng sau đó là sự ủng hộ nhiệt tình từ các đảng: 19 trong số các khuyến nghị mà ủy ban đề xuất đã âm thầm được đưa vào đạo luật ủy quyền quốc phòng mà Mỹ thông qua hồi tháng 1, mà theo đó hàng tỷ USD sẽ được chi cho các nhà máy sản xuất chip mới ở Mỹ.

Trí tuệ nhân tạo sẽ đem đến những thay đổi tác động đến mọi thứ, và đó cũng chính là lý do giải thích tại sao các thành viên của ủy ban và những người hiểu rõ về vấn đề này cho rằng Mỹ nhất thiết phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Theo họ, tương lai của nước Mỹ đang lâm nguy, cả về quân sự, kinh tế và thậm chí là chính trị.

Điều khiến Mỹ chuyển sang mô hình chính phủ dẫn dắt đầu tư trong lĩnh vực công nghệ là nỗi lo sợ rằng mô hình lai giữa quân sự và dân sự của Trung Quốc sẽ đe dọa các nỗ lực của Mỹ, trừ khi Mỹ cũng có 1 mô hình tương tự. Tháng trước, Eric Schmidt, cựu CEO của Google và cũng nằm trong ủy ban nói trên, đã phát biểu trong 1 phiên điều trần trước quốc hội rằng "nguy cơ Trung Quốc dẫn đầu trong một số lĩnh vực công nghệ chủ chốt chính là 1 cuộc khủng hoảng quốc gia". Theo ông, thay vì để các doanh nghiệp tư nhân tự tìm ra giải pháp đối phó, Mỹ cần 1 cách tiếp cận "lai" mà trong đó nhà nước và tư nhân sẽ cùng phối hợp để chiến thắng.

Những khuyến nghị của ủy ban này là rất quan trọng bởi vì ủy ban bao gồm nhiều nhân vật kỳ cựu trong làng công nghệ, ví dụ như Safra Catz, CEO của Oracle; Eric Horvitz, giám đốc khoa học của Microsoft; Andy Jassy, giám đốc Amazon Web Services và là người sẽ trở thành CEO của Amazon trong vài tháng nữa; Andrew Moore, giám đốc bộ phận AI của Google. Báo cáo nhận định đến năm 2026, nước Mỹ cần chi 22 tỷ USD cho hoạt động R&D trong mảng AI.

Trong quá khứ, vai trò của chính phủ trong việc tài trợ cho các công nghệ mang tính đột phá là khá rõ ràng. Ví dụ rõ nét nhất là dự án phát triển vũ khí hạt nhân Manhattan Project. Tiền của chính phủ cũng thúc đẩy các chương trình khám phá không gian, phát triển mạng lưới Internet và xây dựng cơ sở hạ tầng cho thương mại toàn cầu.

Quy mô của dự án lần này cũng tương tự như Manhattan Project. Dự án đề xuất thành lập 1 ủy ban mới chuyên về cạnh tranh công nghệ, 1 ủy ban khác về các công nghệ mới nổi để thúc đẩy các thay đổi tại Lầu năm góc và các cơ quan tình báo, đồng thời đề xuất những thay đổi lớn trong chính sách nhập cư và giáo dục để giải quyết vấn đề mà họ gọi là "thâm hụt nhân tài ở mức đáng báo động" với Trung Quốc.

Theo nguồn tin thân cận, chính quyền Biden đồng tình với đa số các vấn đề được nêu trong báo cáo nhưng cũng bất đồng ở một vài chi tiết. Nhà Trắng muốn triển khai các sáng kiến mới thông qua cơ chế hiện tại là Ủy ban an ninh quốc gia và Ủy ban kinh tế quốc gia thay vì thành lập những cơ quan mới. Tuy nhiên, nhìn chung thì tân Tổng thống ủng hộ nhiều khuyến nghị chính sách quan trọng mà báo cáo dài 756 trang đưa ra.

Báo cũng cũng nêu ý tưởng về "liên minh các quốc gia cùng chung chí hướng" để thúc đẩy phát triển và ứng dụng các công nghệ mới "phù hợp với các giá trị dân chủ". Liên minh này sẽ hoạt động thông qua những tổ chức có sẵn, ví dụ như G7 hay nhóm bộ tứ Quad và các mối quan hệ song phương giữa Mỹ và EU.

Quan điểm chủ chốt là giữ cho nền kinh tế Mỹ đủ mở để có thể tiếp tục thu hút những nhân tài xuất sắc nhất thế giới, đảm bảo bảo vệ vị thế dẫn đầu của Mỹ trong những công nghệ chủ chốt.

Tham khảo Washington Post

Tin mới

"Thần dược" trồng ở vùng đất lửa của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có loại giá chỉ 50.000 đồng/kg
2 giờ trước
Loại quả này có quả nhỏ nhưng cực dày thịt, chín tự nhiên trên cây không qua máy sấy, có độ ngọt vừa phải, dẻo, hạt lép, thơm ngon hiếm có.
Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
3 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
3 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
4 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
4 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.