Mỹ đánh thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc nhưng đây mới là 'chìa khóa' để đua đường dài trong cuộc chiến EV toàn cầu

15/05/2024 08:52
Áp thuế đối với Trung Quốc không phải là cách duy nhất để giành chiến thắng trong cuộc đua xe điện.
Mỹ đánh thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc nhưng đây mới là 'chìa khóa' để đua đường dài trong cuộc chiến EV toàn cầu - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố quốc gia này sẽ áp thuế nhập khẩu 100% với ô tô điện Trung Quốc để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô nước này.

Tuy nhiên, việc áp thuế này chỉ hạn chế người tiêu dùng Mỹ tiếp cận với những mẫu xe điện mới với giá cả phải chăng. Thay vào đó, Mỹ có thể lựa chọn tự sản xuất những mẫu xe điện như vậy.

N gành công nghiệp ô tô toàn cầu đang thay đổi

Ô tô đang thay đổi nhanh chóng và ngành sản xuất ô tô cũng vậy. Những ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô cũng khó đảm bảo được vị thế dẫn đầu khi phải đối mặt với những người chơi và công nghệ mới . Trên hết, hệ thống truyền động mới - điện - sẽ chiếm khoảng 100% số ô tô trên đường trong vài thập kỷ.

Những người chơi mới tham gia vào lĩnh vực sản xuất ô tô không chỉ xuất hiện dưới dạng công ty khởi nghiệp như Tesla hay Rivian mà còn ở cả các quốc gia vốn trước đây không có sự hiện diện lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô quốc tế.

Mỹ đánh thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc nhưng đây mới là 'chìa khóa' để đua đường dài trong cuộc chiến EV toàn cầu - Ảnh 2

Nguồn: Tesla

Trung Quốc - ngôi sao sáng của ngành công nghiệp ô tô dù không phải là nước đóng vai trò lớn trong xuất khẩu ô tô - nhưng điều đó đang thay đổi. Quốc gia này đã dành vài thập kỷ để xây dựng cơ sở sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử.

Động thái mạnh mẽ nhất chính là Sáng kiến "Vành đai và con đường" của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm đảm bảo các tuyến thương mại và quan hệ đối tác khoáng sản giữa Trung Quốc và các kém phát triển.

Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi này từ lâu thông qua nỗ lực phối hợp quốc gia, trong khi Mỹ mới có động thái này gần đây.

Nhật Bản và bài học những năm 1970

Câu chuyện này đã từng xảy ra. Vào những năm 1970, ngành công nghiệp ô tô Mỹ rung chuyển bởi các cuộc khủng hoảng kép. Trong đó, cuộc khủng hoảng giá xăng đã khiến những phương tiện cỡ lớn, ngốn xăng của Mỹ trở nên kém cạnh tranh.

Đồng thời, cuộc khủng hoảng thép đã xảy ra ngay sau khi Nhật Bản nắm giữ được công nghệ sản xuất thép tốt hơn Mỹ thời điểm đó. Không những thế giá thành mà quốc gia này đưa ra cũng hấp dẫn hơn khiến các nhà sản xuất Mỹ bị đánh bại. Kết quả là nhiều công nhân ngành thép Mỹ bị mất việc làm.

Mỹ đã cáo buộc Nhật Bản bán phá giá thép bất hợp pháp với mức trợ giá dưới giá thị trường một cách không công bằng để giành thị phần xuất khẩu. Nhưng thuế quan không ngăn cản được sự phát triển của ngành thép Nhật Bản, vốn vẫn mạnh mẽ ngay cả sau khi bị áp thuế.

Mỹ đánh thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc nhưng đây mới là 'chìa khóa' để đua đường dài trong cuộc chiến EV toàn cầu - Ảnh 3

Nguồn: Automotive Blog

Cuộc khủng hoảng thép đầu những năm 70 nhanh chóng kéo theo cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ giữa đến cuối những năm 70 - thời điểm mà Mỹ (và phần lớn các nước phương Tây) chứng kiến tình trạng thiếu dầu và giá xăng cao.

Khi đó, các nhà sản xuất ô tô Mỹ chủ yếu sản xuất những mẫu xe ngốn xăng và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã lợi dụng cuộc khủng hoảng này bằng cách nhanh chóng giới thiệu những mẫu ô tô nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu hơn vào thị trường Mỹ - ngay khi phong trào môi trường bắt đầu có các quy định về hơi nước và khí thải bắt đầu có hiệu lực..

Các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã phản ứng bằng cách thực hiện những nỗ lực nửa vời nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn trong khi vẫn cố gắng bán những chiếc xe ngốn xăng của họ bằng cách vận động chính phủ không thực hiện các quy định và áp thuế đối với ô tô cạnh tranh từ Nhật Bản. Họ đã không thực sự vượt qua thử thách và tạo ra những phương tiện tốt hơn mà yêu cầu thay đổi các quy tắc để họ có thể giành được chiến thắng miễn phí mà không cần làm gì mới.

Cuối cùng, Nhật Bản đã đồng ý hạn chế xuất khẩu và các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã bắt đầu chế tạo những chiếc ô tô tốt hơn. Tuy nhiên, do sự gián đoạn vào những năm 1970, Nhật Bản vẫn là một trong những nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới (ô tô và các ngành khác), và giữ ngôi vị quốc gia xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ.

Trung Quốc - bài học đắt giá quay trở lại?

Tất cả những nỗ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng ngành sản xuất xe điện đều mang lại kết quả - trong khi quốc gia này ban đầu chậm áp dụng xe điện thì vào năm 2023 xe điện đã chiếm tới 37% thị phần tại quốc gia này.

Hoạt động sản xuất xe điện của Trung Quốc thậm chí còn phát triển nhanh hơn, vượt xa nhu cầu trong nước và xuất khẩu cũng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Tại sao điều này lại xảy ra? Hóa ra, ngành công nghiệp Nhật Bản hiện đang hành động tương tự như ngành công nghiệp Mỹ - họ đang trì hoãn xe điện . Các nhà sản xuất châu Âu cũng đang cố gắng làm chậm quá trình chuyển đổi, thậm chí còn cắt giảm kế hoạch sản xuất trong thị trường xe điện đang phát triển nhanh chóng.

Trong khi tổng thống Mỹ đang thúc đẩy các tiêu chuẩn khí thải mạnh mẽ hơn, các nhà sản xuất ô tô dường như quyết tâm vận động hành lang chống lại sự phát triển, để tạo cho mình cảm giác an toàn sai lầm.

Chính phủ Trung Quốc đã tập trung chủ yếu vào việc đảm bảo nguyên liệu và khuyến khích các nhà sản xuất xe điện mới nổi. Họ đang chế tạo ô tô và bán chúng với tốc độ nhanh chóng, cùng với đó là xuất khẩu với số lượng xe nhiều nhất có thể - đến mức mà quốc gia này còn phải đóng tàu riêng để vận chuyển.

Mỹ đánh thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc nhưng đây mới là 'chìa khóa' để đua đường dài trong cuộc chiến EV toàn cầu - Ảnh 4

Điều này đã dẫn đến cáo buộc rằng Trung Quốc đang "bán phá giá" xe điện trên thị trường nước ngoài, trong đó châu Âu - nơi cũng trợ cấp cho ngành công nghiệp xe điện của họ đang xem xét áp dụng thuế hồi tố. Mỹ cũng chuẩn bị tăng gấp 4 lần mức thuế hiện hành đối với xe điện Trung Quốc.

Điều trớ trêu là, nếu Trung Quốc trợ cấp sản xuất trước khi gửi những chiếc ô tô đó ra nước ngoài, thể hiện sự chuyển giao tài sản từ người nộp thuế Trung Quốc sang Mỹ. Và một điều trớ trêu khác chính là Trung Quốc đang bị chỉ trích vì làm quá nhiều, cả về xe điện và năng lượng mặt trời.

Tất cả điều này nghe có vẻ khá giống với tình hình của Nhật Bản vào nhưng năm 70.

Việc chỉ loại bỏ những lựa chọn tốt hơn sẽ không khiến ngành công nghiệp phương Tây phát triển. Ngược lại nó sẽ làm cho những nhà sản xuất ô tô trở nên tự mãn hơn.

Thuế quan có hiệu quả?

Thuế quan thường không có tác dụng, điều đó thể hiện rõ nét qua bài học từ những năm 70. Các nhà kinh tế đồng ý rằng đó là một biện pháp tồi để hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước. Một số lãnh đạo công ty ủng hộ ý tưởng về thuế quan nhưng số khác thì không.

Một mặt, nó có thể giúp tạo việc làm cho ô tô trong nước vì thương mại tự do đối với xe điện của Trung Quốc có thể dẫn đến một cuộc chạy đua về giá xuống đáy trong ngành sản xuất ô tô . Và nó có thể dẫn đến việc các công ty Trung Quốc cố gắng thiết lập hoạt động sản xuất tại Mỹ để tránh thuế quan - điều này giúp tạo việc làm cho ngành ô tô ở Mỹ, nhưng những động thái này có thể sẽ gây ra một vòng tranh cãi hoàn toàn mới khi được công bố.

Mặt khác, Trung Quốc có khả năng thực hiện các mức thuế trả đũa gây tổn hại lên người lao động Mỹ. Và bản chất của nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay và các mối quan hệ phức tạp với nhà cung cấp trên toàn thế giới có thể dẫn đến nhiều hỗn loạn khi nước chịu thuế quan thực hiện một thuế quan lớn hơn đáp trả.

Mỹ đánh thuế 100% với xe điện nhập khẩu Trung Quốc nhưng đây mới là 'chìa khóa' để đua đường dài trong cuộc chiến EV toàn cầu - Ảnh 5

Ảnh minh họa.

Cuối cùng, việc làm ở Mỹ nhìn chung có thể sẽ không được hưởng lợi và người tiêu dùng Mỹ sẽ đơn giản bị từ chối cơ hội mua xe điện mới giá rẻ từ Trung Quốc - chẳng hạn như chiếc Volvo EX30 được sản xuất tại nhà máy của Geely và có giá khởi điểm khoảng 35.000 USD ngay cả khi đã áp dụng mức thuế 25%.

Thay vào đó, mức thuế 100% sẽ đưa giá EX30 về mức giá khởi điểm khoảng 54.000 USD (trừ khi hoặc cho đến khi Geely chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, điều mà BYD cũng đang xem xét). EX30 cũng tình cờ là một trong những mẫu xe điện cỡ nhỏ duy nhất sẽ có mặt ở Mỹ trong thời gian tới.

Bằng cách tăng giá các phương tiện có thể giảm giá ô tô của Mỹ, điều này có nghĩa là lạm phát - giá hàng hóa đối với người tiêu dùng Mỹ, bao gồm cả ô tô - sẽ tăng lên. Ô tô sẽ đắt hơn vì các nhà sản xuất Mỹ sẽ có ít sự cạnh tranh hơn, ít lý do để giảm chi phí hơn và ít lý do để đưa ra những mẫu xe có kích thước hợp lý.

Người tiêu dùng sẽ mắc kẹt với những mẫu xe đắt tiền mà nhà sản xuất ô tô Mỹ đã dồn sức cho chúng trong nhiều năm. Xe điện sẽ tiếp tục bị cáo buộc là quá đắt - do chính sách trực tiếp khiến chúng trở nên như vậy.

Trong khi đó, Đạo luật Giảm lạm phát dường như đã đạt được mục tiêu. Đạo luật này cung cấp các khoản tín dụng thuế cho người mua xe điện , miễn là những chiếc xe điện đó bao gồm các linh kiện có nguồn gốc trong nước và được lắp ráp tại Bắc Mỹ. Điều này làm giảm mức giá thực tế của xe điện , giúp ích cho người mua và cũng kích thích đầu tư vào ngàng sản xuất của Mỹ.

Nhờ điều này và Luật cơ sở hạ tầng lương đảng, 209 tỷ USD đã được đầu tư vào các dự án nhà máy mới hoặc mở rộng, tạo ra 241.000 việc làm ở Mỹ. Vì vậy, không phải là không thể khuyến khích sản xuất trong nước - nhưng chính sách công nghiệp thông minh và trợ cấp nhìn chung sẽ hoạt động tốt hơn các cuộc chiến thương mại không cần thiết.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
5 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
4 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
4 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
3 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
2 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.888.914 VNĐ / thùng

74.33 USD / bbl

2.09 %

+ 1.52

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.783.682 VNĐ / thùng

70.19 USD / bbl

2.09 %

+ 1.44

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.316.208 VNĐ / m3

3.36 USD / mmbtu

5.35 %

+ 0.17

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.18 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
31 phút trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Xăng RON 95 về sát 20.500 đồng/lít
25 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (21/11), giá xăng trong nước giảm từ 80 - 110 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Giá xăng dầu đồng loạt giảm phiên thứ 2 liên tiếp
13 giờ trước
Đúng như dự đoán của giới chuyên gia và doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 21/11 tiếp tục suy giảm theo đà suy giảm của giá xăng dầu thế giới.
Chán nản với các quốc gia thành viên, thủ lĩnh của OPEC+ dễ đưa ra một 'đòn trừng phạt' khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rúng động, Nga 'toát mồ hôi hột'
17 giờ trước
Quyết định này nếu được đưa ra có thể đẩy giá dầu về mức 50 USD/thùng.