Mỹ được gì nếu Trump tham gia chiến tranh thương mại với Trung Quốc?

27/03/2018 08:44
(NDH) Cả Washington và Bắc Kinh đều đưa ra những hành động mang tính "sát phạt".

Tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc khi Tổng thống Donald Trump công bố một loạt các khoản thuế và hình phạt đối với Trung Quốc.

Chuyện thoạt nhìn có vẻ ngược đời vì lẽ ra các doanh nghiệp phải hài lòng về tin này: Nếu hàng hóa từ Trung Quốc đột nhiên đắt hơn, khách hàng sẽ có nhiều khả năng chuyển sang đồ Mỹ và thậm chí người bán có thể tăng giá. Vậy điều gì giải thích phản ứng tiêu cực từ thị trường và làn sóng phản đối của các lãnh đạo ngành?

Câu trả lời: Nhà đầu tư lo sợ một cuộc chiến thương mại khiến mọi người đều bị ảnh hưởng.

Chiến tranh thương mại (CTTM) là gì?

CTTM bắt đầu khi một quốc gia dựng lên hàng rào thương mại, khiến cho việc bán hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài tại đó khó khăn hơn. Rào cản thương mại có thể được thực hiện dưới hình thức thuế quan (thuế đối với hàng hoá nhập khẩu), hạn ngạch (giới hạn số lượng hàng hoá có thể nhập khẩu) hoặc các quy định nghiêm ngặt khiến các công ty nước ngoài không thể vào thị trường. Cuộc chiến thực sự nổ ra khi nước còn lại trả đũa bằng các rào cản thương mại của mình và 2 bên cứ thế "ra đòn" qua lại.

CTTM nổi bật nhất thế kỷ 20 được châm ngòi bởi luật thuế Smoot-Hawley 1930, khi Mỹ áp mức thuế cao với khoảng 20.000 sản phẩm nhập khẩu. Dưới sự dẫn dắt của Canada, các đối tác thương mại của nước này trả đũa bằng một loạt thuế lên hàng xuất khẩu của Mỹ, khiến khối lượng giảm 61% từ 1929 đến 1933. Thuế Smoot-Hawley được bãi bỏ vào năm 1934.

Được và mất từ những cuộc chiến này không "phân bổ" một cách đồng đều. Ví dụ, khi ông Trump áp thuế nhập khẩu thép và nhôm, các nhà sản xuất của Mỹ sẽ hưởng lợi trong khi các doanh nghiệp sử dụng thép như sản xuất ôtô chịu thiệt. Đó là chưa kể đến những lĩnh vực bị đối thủ nhắm mục tiêu trả đũa. Như Liên minh châu Âu (EU) từng dọa áp mức thuế quan 25% đối với một loạt hàng hóa Mỹ từ rượu bourbon đến xe máy Harley Davidson nếu ông Trump giữ quyết định đánh thuế 25% với thép và 10% với nhôm nhập khẩu.

Trung Quốc mắc những "tội" gì?

Mỹ cáo buộc Trung Quốc về một loạt các hành vi thương mại không công bằng.

Trung Quốc chiếm 49% tổng sản lượng thép toàn cầu. Cường quốc châu Á bị cho là "bán phá giá" thép và nhôm bằng cách sản xuất nhiều hơn nhu cầu do được Chính phủ trợ cấp hoặc chấp nhận lỗ. Khi đưa ra thị trường thế giới, những sản phẩm này có giá rẻ hơn và khiến doanh nghiệp ở nước không được trợ cấp khó cạnh tranh.

ÔngTrump từng nói không "đổ lỗi cho Trung Quốc" vì mất cân bằng thương mại 2 bên. (Nguồn: Financial Times)

Mỹ cũng vừa kết thúc 7 tháng điều tra thực tiễn sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc và kết luận rằng nước này làm tổn thương các công ty công nghệ Mỹ bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, khi muốn tiếp cận thị trường, Bắc Kinh buộc các hãng này phải liên doanh với công ty trong nước và buộc phải chia sẻ phần mềm, bằng sáng chế và bí mật công nghệ. Sau đó, các công ty Trung Quốc đánh cắp và sử dụng để đẩy đối thủ ra khỏi thị trường, Washington khẳng định.

Cuối cùng, chính quyền ông Trump luôn cho rằng Trung Quốc không chịu mở cửa thị trường và nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế. Tháng 12 năm ngoái, Mỹ còn đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phản đối việc coi Trung Quốc là "nền kinh tế thị trường".

Ông Trump đang "tuyên chiến" bằng cách nào?

Tổng thống Mỹ đã và đang thực hiện một số hành động nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp vào Trung Quốc. Tháng 1, ông áp thuế 15%-50% vào mảng pin mặt trời và máy giặt, báo hiệu một cách tiếp cận hung hăng hơn với đối thủ châu Á. Tháng 3, ông tuyên bố thuế nhập khẩu thép và nhôm áp dụng cho tất cả các nước dù sau đó miễn thuế cho một loạt đồng minh, cho thấy mục tiêu nhằm vào Bắc Kinh.

Tuần trước, Nhà Trắng đánh thuế lên đến 60 tỷ USD hàng Trung Quốc. Ông cũng yêu cầu Bộ Tài chính chặn các khoản đầu tư của nước này vào Mỹ để bảo vệ công nghệ. Ông cũng bày tỏ mong muốn giảm 100 tỷ USD thâm hụt thương mại với đối thủ.

Tổng thống Trump công bố áp thuế Trung Quốc trong Phòng Ngoại giao Nhà Trắng hôm 22/3. (Nguồn: New York Times)

Trung Quốc có thể phản ứng lại như thế nào?

Ngay sau quyết định áp thuế mới nhất của nhà lãnh đạo, Trung Quốc đe dọa sẽ đáp trả bằng mức thuế quan lên 128 mặt hàng của Mỹ trị giá 3 tỷ USD, như thịt lợn, ống dẫn hay rượu vang. Ngoài ra, Bắc Kinh đang xem xét những hành động pháp lý chống lại Washington thông qua WTO.

"Chủ nợ" nước ngoài lớn nhất của Mỹ cũng cân nhắc việc giảm mua trái phiếu Kho bạc, một động thái có ảnh hưởng lớn vì thâm hụt ngân sách nước này đang tăng và ông Trump vừa mạnh tay cắt giảm thuế hồi tháng 12 năm ngoái.

Trong tương lai, Trung Quốc có rất nhiều mục tiêu để tấn công, từ nông nghiệp đến máy bay. Là thị trường xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 2 của Mỹ (trị giá 20 tỷ USD năm ngoái), nước này có thể trả đũa bằng cách bỏ Mỹ và nhập khẩu đậu nành của Nam Mỹ. Hoặc Bắc Kinh chuyển sang máy bay Airbus của EU thay vì mua Boeing. Hơn một nửa số máy bay thương mại đang hoạt động tại Trung Quốc là của Boeing và đây là thị trường hỗ trợ chính cho 150.000 việc làm tại các nhà máy của hãng trên khắp nước Mỹ.

Ai thắng, ai thua?

Ông Trump từng tuyên bố "các cuộc chiến thương mại cũng không tồi tệ lắm", tranh luận rằng ông có thể thắng bằng cách tạo áp lực và buộc các nước bỏ một số rào cản thương mại hiện tại.

Tuy nhiên, điều được các nhà kinh tế coi như "châm ngôn" là: Không có người chiến thắng trong CTTM. "Smoot-Hawley thảm hoạ đến nỗi ảnh hưởng đến chính sách thương mại của Mỹ trong hơn 80 năm qua", Joshua Meltzer, một chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu Brookings, nói. Ông khẳng định không ai muốn lặp lại điều này.

"Khiêu chiến" Trung Quốc có phải bước đi khôn ngoan của ông Trump? (Nguồn: CNN)

Trong trường hợp Mỹ - Trung tiếp tục trả đũa lẫn nhau, người tiêu dùng, doanh nghiệp và rộng ra là nền kinh tế 2 bên đều sẽ thiệt hại, chỉ là bên nhiều bên ít. Nếu định nghĩa "thắng" của vị Tổng thống là mất ít hơn Trung Quốc, có thể Mỹ sẽ thắng. Còn về được mất theo nghĩa thông thường, chỉ sợ rằng cường quốc hàng đầu thế giới thua mất rồi.

Không nói đâu xa, Dow Jones sụt hơn 700 điểm thứ năm tuần trước (22/3) và tiếp tục giảm 424 điểm một ngày sau đó. Đến cả những doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc mà ông Trump đang cố "bảo vệ" cũng dõi theo bước đi của vị Tổng thống trong sợ hãi.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
9 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
9 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
9 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
6 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
5 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

2.35 %

+ 3.90

Đường

SUGAR

10.232.632 VNĐ / tấn

18.00 UScents / lb

0.66 %

- 0.12

Cacao

COCOA

219.462.944 VNĐ / tấn

8,511.00 USD / mt

5.23 %

+ 423.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

204.658.333 VNĐ / tấn

360.01 UScents / lb

4.91 %

+ 16.86

Gạo

RICE

15.851 VNĐ / tấn

13.51 USD / CWT

2.00 %

+ 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.880.172 VNĐ / tấn

1,042.80 UScents / bu

1.34 %

+ 13.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.515.824 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

0.57 %

+ 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Để cây 'tỷ đô' phát triển bền vững: Bài học đắt giá khi 'ăn xổi'
3 giờ trước
Trái sầu riêng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang giá trị hàng tỉ USD của Việt Nam những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 gặp khó vì vướng quy định kiểm nghiệm chất lượng xuất khẩu. Đây là bài học học đắt giá cho những người trồng “ăn xổi” và một lần nữa “đánh thức” tính chủ động của cơ quan chức năng trong việc tăng cường định hướng.
Mỹ tăng mạnh đưa mặt hàng ít quen thuộc này vào Việt Nam: nhập khẩu đột biến hơn 700%, đạt kỷ lục trong 5 năm qua
2 giờ trước
Đây là mức nhập khẩu cao nhất trong vòng hơn 5 năm trở lại đây từ Mỹ đối với mặt hàng này.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
12 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
14 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.