Mỹ “kiềm chế” gắn mác thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc

15/04/2018 08:04
Mỹ lại một lần nữa “kiềm chế” gắn mác thao túng tiền tệ với các đối tác thương mại lớn vào ngày thứ Sáu (13/4), nhưng báo cáo tiền tệ bán niên của Bộ Tài chính Mỹ vẫn chỉ trích nền kinh tế Trung Quốc là “phi thị trường” và cảnh báo về các rủi ro toàn cầu.

Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ được công bố đúng vào thời điểm chính quyền của Tổng thống Donald Trump theo đuổi các hàng rào thuế quan, đàm phán và những hạn chế khác nhằm cố gắng cắt giảm thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.

Trong bản báo cáo, Bộ tài chính Mỹ cho biết đã bổ sung Ấn Độ vào danh sách giám sát để kiểm tra thêm, trong khi vẫn giữ Trung Quốc, Nhật, Đức, Hàn Quốc và Thụy Sĩ trong danh sách giám sát đã được bắt đầu vào năm 2016 dưới thời Tổng thống Obama.

Tuy nhiên, Bản báo cáo không đề cập đến các lời đe dọa gần đây của Tổng thống Donald Trump trong việc áp đặt thuế quan trị giá hàng tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc sau cuộc điều tra về vấn đề sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, hoặc những hạn chế của Trung Quốc vào Mỹ.

Báo cáo cho biết, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào năm 2017 trên cơ sở tỷ trọng thương mại là không thay đổi so với đồng USD. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng: “Định hướng phát triển kinh tế phi thị trường ngày càng tăng của nước này đặt ra những rủi ro ngày càng gia tăng đối với các đối tác thương mại lớn của nước này và triển vọng tăng trưởng toàn cầu về lâu dài”.

Từ đó, Bộ Tài chính Mỹ kêu gọi “mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc đối với hàng hoá và dịch vụ của Mỹ, đồng thời giảm vai trò can thiệp của nhà nước và cho phép vai trò lớn hơn của các lực lượng thị trường”.

Bộ Tài chính cũng nói Trung Quốc nên tiến hành cải cách kinh tế vĩ mô để hỗ trợ mạnh hơn cho tiêu dùng hộ gia đình lớn hơn và giúp cân bằng nền kinh tế thoát khỏi tình trạng phụ thuộc đầu tư.

Nó cũng cho biết việc Trung Quốc thuân thủ các cam kết của G20 về việc không phá giá đồng nhân dân tệ để tạo lợi thế cạnh tranh là “vô cùng quan trọng”. Trước đó, một số chuyên gia Trung Quốc đã suy đoán rằng Bắc Kinh có thể sử dụng việc giảm giá đồng nhân dân tệ như một vũ khí trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Bình luận về những đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ đối với Trung Quốc, Axel Merk - Chủ tịch kiêm quản lý danh mục đầu tư của Quỹ tiền tệ Merk Hard ở Palo Alto (California) nói rằng, không có gì đáng ngạc nhiên khi Bộ Tài chính Mỹ không gọi Trung Quốc là thao túng tiền tệ, bởi việc làm như vậy không phải là lợi ích của chính quyền.

“Gắn mắc thao túng tiền tệ cho một quốc gia nào đó có nghĩa là bàn giao quyền kiểm soát cho Quốc hội để nghiên cứu chủ đề này”, Merk nói. “Với việc không gắn mác thao túng tiền tệ, họ (chính quyền Trump) có thể tiếp tục đẩy Trung Quốc qua nhánh hành pháp”.

Với Ấn Độ, Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Ấn Độ đã tăng mua ngoại hối trong ba quý đầu năm 2017, với việc mua vào đạt mức kỷ lục 56 tỷ USD trong năm 2017, hay 2,2% tổng sản phẩm quốc nội của nước này.

“Do dự trữ ngoại hối của Ấn Độ là dư dật, và Ấn Độ duy trì một số kiểm soát đối với dòng vốn tư nhân trong nước và nước ngoài, nên việc tích trữ dự trữ thêm không cần thiết”, Bộ Tài chính cho biết.

Thặng dư thương mại hàng hoá của Ấn Độ với Mỹ đạt 23 tỷ USD vào năm 2017, ít hơn rất nhiều so với con số thặng dư thương mại hàng hóa trị giá 375 tỷ USD của Trung Quốc.

Với hàn Quốc, Báo cáo tiền tệ cũng không cung cấp bản cập nhật về thỏa thuận tiền tệ trong khuôn khổ đàm phán với Hàn Quốc đã được thông báo như một phần của bản cập nhật Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ - Hàn. Thỏa thuận này nhằm tăng cường tính minh bạch của các biện pháp can thiệp ngoại hối của Hàn Quốc, và Bộ Tài chính nói hàn Quốc nên “bắt đầu báo cáo ngay lập tức” dữ liệu đó.

Bộ Tài chính Mỹ ước tính Hàn Quốc đã mua dự trữ ngoại hối trị giá 10 tỷ USD từ tháng 11/2017 đến tháng 1/2018, nhưng nói thêm rằng hàn Quốc “nên hạn chế sự can thiệp tiền tệ và chỉ thực hiện trong những hoàn cảnh thực sự đặc biệt khi thị trường rối loạn”.

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng khuyến nghị rằng Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Thụy Sĩ cần tiến hành các giải pháp để thúc đẩy nhu cầu trong nước, giúp giảm thặng dư tài khoản vãng lai và thặng dư thương mại với Mỹ.

Bộ Tài chính Mỹ nói, Đức với “trách nhiệm” là nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới thì nên đóng góp vào việc cân bằng các dòng thương mại hơn.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
5 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
7 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
8 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
8 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
9 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
1 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.