Mỹ đang xem xét thành lập một văn phòng ngoại giao ở Triều Tiên, động thái mang tính biểu tượng cho thấy mối quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng đã bắt đầu tan băng như thế nào. Theo một quan chức hàng đầu của Mỹ, Chính quyền Trump muốn một nhà ngoại giao cấp cao ở Triều Tiên để thiết lập văn phòng liên lạc, đóng vai trò như Đại sứ quán nhưng hoạt động với chức năng mở hơn.
Phía Mỹ hy vọng Bình Nhưỡng sẽ đáp lại bằng việc gửi đặc phái viên của họ tới Mỹ. Nếu điều này trở thành hiện thực, đây sẽ là bước đi quan trọng đầu tiên để thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, quan chức Mỹ giấu tên có kiến thức với vấn đề này cho biết Mỹ vẫn chưa thể chắc chắn Triều Tiên có quan tâm tới vấn đề này hay không. Theo dự đoán, tương lai của kế hoạch này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận tổng thể mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đạt được sau cuộc gặp tại Hà Nội.
CNN là hãng tin đầu tiên đưa tin về kế hoạch này ngày 18/2. Các chuyên gia cho biết Mỹ và Triều Tiên cố gắng thiết lập văn phòng liên lạc từ năm 1992. Họ thực sự đồng ý trao đổi vào năm 1994 nhưng Triều Tiên đã bỏ qua thỏa thuận này vào cuối năm sau khi bắn hạ một máy bay trực thăng Mỹ hoạt động ở khu vực phi quân sự.
Chính quyền Trump hy vọng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Washington và Bình Nhưỡng sẽ chấm dứt hàng thập kỷ thù địch giữa họ. Tuy nhiên, các chuyên gia về Triều Tiên cực kỳ không đồng ý với kế hoạch này về việc nó sẽ phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, việc mở văn phòng liên lạc sẽ là bước đi quan trọng trong việc hướng tới hòa bình. Sự hiện diện của nó sẽ cho thấy các bên muốn tiếp tục đàm phán hòa bình ở cấp cao nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài suốt 70 năm qua trên bán đảo Triều Tiên.
Ở thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn phải nhờ tới các nhà ngoại giao Anh và Thụy Điển cùng với các nhà ngoại giao Đứcđể truyền tải thông điệp tới các quan chức Triều Tiên. Điều đó có nghĩa là người Mỹ có rất ít không gian làm việc với phía Triều Tiên dù bất cứ nỗ lực xây dựng lòng tin nào giữa hai nước đều có thể giúp ngăn chặn những cuộc chiến tiềm năng, trong đó có cả nguy cơ từ chiến tranh hạt nhân.
Ngoài ra, sự hiện diện của các nhà ngoại giao cũng khiến mọi hành động tấn công đều phải được cân nhắc thật kỹ. Hậu quả sẽ thảm khốc nếu dội bom ở khu vực có các nhà ngoại giao của mình đang hiện diện.
Tuy nhiên, điều này có thể trở thành hiện thực hay không phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc gặp ngày 27-28/2 của ông Kim Jong Un và ông Donald Trump tại Việt Nam.