Mỹ ngưng cấp thẻ xanh trong 60 ngày tác động gì đến lao động nhập cư?

23/04/2020 15:42
Quyết định đình chỉ nhập cư trong 60 ngày của Tổng thống Trump có mục đích gì và tác động như thế nào đến lao động nhập cư?

Mỹ tạm dừng cấp thẻ xanh trong 60 ngày

Chính quyền Mỹ vừa ban hành một sắc lệnh đáng chú ý liên quan đến người nhập cư. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ tạm cấm nhập cư đối với những người tìm kiếm thẻ xanh của nước Mỹ trong vòng 60 ngày (hay còn gọi là thẻ thường trú).

Mỹ ngưng cấp thẻ xanh trong 60 ngày tác động gì đến lao động nhập cư? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Đến thời điểm hiện tại, Tổng thống Trump vẫn chưa chính thức ký sắc lệnh hành pháp về tạm đình chỉ nhập cư vào Mỹ. Tổng thống Trump bày tỏ ý định “siết chặt” vấn đề nhập cư khi trên trang Twitter cá nhân vào tối 20/4, ông viết rằng, “trước sự tấn công của kẻ thù vô hình, cũng như nhu cầu bảo vệ công ăn việc làm cho các công dân Mỹ vĩ đại, tôi sẽ ký sắc lệnh tạm ngừng nhập cư vào Mỹ”.

Trong cuộc họp báo hàng ngày của Nhóm đặc trách chống Covid-19 tại Nhà Trắng vào chiều tối 21/4, khi được đề nghị làm rõ nội hàm của sắc lệnh, ông Trump đã đưa ra một số giải thích song chưa thực sự rõ ràng. Theo đó, sắc lệnh sẽ kéo dài 60 ngày và nhắm vào đối tượng muốn có thẻ xanh để trở thành những người cư trú hợp pháp tại Mỹ. Các trường hợp di dân theo diện đoàn tụ gia đình có thể vẫn tiếp tục và Mỹ phải làm việc đó vì lý do nhân đạo.

Tiếp đó, cũng trên trang Twitter cá nhân vào tối 21/4, Tổng thống Trump đã nói rõ hơn về sắc lệnh, cho biết sẽ ngừng cấp phép cho hầu hết những người nhập cư tìm kiếm thẻ xanh, nhưng cho phép các lao động tạm thời vào Mỹ, một sự nhượng bộ đối với lĩnh vực nông nghiệp và các ngành nghề khác vốn phụ thuộc vào lao động thời vụ. Tổng thống Trump cũng nói rằng các chính sách sẽ được một số quan chức xem xét lại trong thời gian 60 ngày, trên cơ sở đó ông sẽ quyết định có nên gia hạn hay không.

Sắc lệnh này do ông Stephen Miller, Cố vấn cấp cao về chính sách của Tổng thống Trump và ông Ken Cuccinelli phụ trách, Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ chắp bút, và đã được chuyển cho các luật sư cho ý kiến từ tuần trước.

Mục đích đằng sau quyết định đình chỉ nhập cư

Các biện pháp siết chặt biên giới và cấm các chuyến bay đến Mỹ từ Trung Quốc, châu Âu và nhiều nước khác đã được Nhà Trắng áp đặt từ khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng và hiện vẫn còn hiệu lực. Do vậy, việc ban hành sắc lệnh hành pháp mới về tạm đình chỉ nhập cư không thể xem là một hành động hình thức, mà là một lộ trình có tính toán kỹ lưỡng và với mục đích rõ ràng.

Mọi động thái liên quan tới người nhập cư luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của những người ủng hộ Tổng thống Trump hết mình và có khả năng quy tụ những người có quan điểm bảo thủ, nhằm tạo điểm tựa cho ông trong nỗ lực tái cử được dự báo là khó khăn vào tháng 11 tới.

Tuy nhiên, việc ban hành sắc lệnh hành pháp cũng mở đường cho những công kích nhắm vào Tổng thống Trump từ phía đảng Dân chủ, vốn cáo buộc Nhà Trắng đang tìm cách giảm nhẹ sự chỉ trích dư luận về sự ứng phó thiếu nhất quán của ông trước sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19, mà hiện đã cướp đi sinh mạng của hơn 46.000 người và khiến gần 830.000 người mắc bệnh.

Trên trang Twitter cá nhân, Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, cựu ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ viết rằng, “trong khi nước Mỹ đang chống chọi với đại dịch Covid-19, khi mà các công nhân đang đánh cược với mạng sống của mình, Tổng thống Trump lại tấn công người nhập cư và đổ lỗi cho những người khác về sự thất bại của chính ông”.

Về phần mình, Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Joaquin Castro, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ gốc Tây Ban Nha tại Quốc hội, cho rằng Tổng thống Trump sử dụng sắc lệnh này, một mặt nhằm làm chệch hướng sự chú ý của dư luận vào thực trạng dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ và mặt khác như một cơ hội để thúc đẩy các chính sách nhập cư cứng rắn hơn nữa của ông.

Tác động của lệnh tạm ngừng nhập cư

Trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo chiều 21/4, Tổng thống Trump tuyên bố, bằng cách tạm ngừng nhập cư, những người Mỹ thất nghiệp sẽ được ưu tiên tìm kiếm việc làm khi mở cửa nền kinh tế trở lại. Ông Trump nhấn mạnh, Nhà Trắng phải lo cho công nhân Mỹ trước, việc để người Mỹ thất nghiệp do dịch bệnh Covid-19 bị thay thế bằng di dân nước ngoài mới là không hợp lý và không công bằng. Ông chủ Nhà Trắng cũng nói rằng những người nhập cư hiện ở Mỹ sẽ không có nguy cơ bị trục xuất do sắc lệnh mới.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Mỹ, Chính quyền Tổng thống Trump đã tìm cách “đẩy” không ít người nhập cư Mỹ La tinh về nước, nhằm giảm bớt nguy cơ lây lan và gánh nặng ứng phó. Trong văn bản gửi Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 10/4, Tổng thống Trump đã viện dẫn dịch bệnh Covid-19 để nhấn mạnh sự cần thiết phải hồi hương những công dân nước ngoài vi phạm luật pháp Mỹ. Theo đó, trong vòng 7 ngày, Ngoại trưởng Pompeo phải áp đặt lệnh trừng phạt thị thực nhập cảnh, nếu Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác định một nước nào đó không tiếp nhận công dân bị trả về, gây trì hoãn hoặc cản trở các hoạt động cần thiết của Washington trong ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Trong bối cảnh đến ngày 11/4 đã có hơn 22 triệu người Mỹ phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, dự báo con số đó tiếp tục tăng trong những tuần tới, việc mở cửa lại từng phần nền kinh tế ở các bang khác nhau cũng đang gặp trở ngại do tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, cơ hội để người di cư các nước tìm cách nhập cảnh vào Mỹ và kiếm được việc làm sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Ngay cả những lao động nhập cư hiện ở Mỹ cũng đối mặt với nguy cơ bị trục xuất cao, bởi họ có thể bị gán mác “vi phạm luật pháp Mỹ” bất cứ lúc nào./.

Tin mới

Ai còn nhớ Sony - "thương hiệu quốc dân" của người Việt một thời: Điện thoại vẫn chất, sao giờ ít ai mua?
6 giờ trước
Bất kể iPhone hay Samsung có chạy theo xu hướng gì trên điện thoại thông minh, Sony vẫn "một mình một ngựa". Nhưng đôi khi, khác biệt trong một tập thể cũng không tốt.
Mỹ tăng gần gấp đôi mua mặt hàng ‘cây nhà lá vườn’ của Việt Nam: Thu hơn 100 triệu USD trong quý 1
7 giờ trước
Tuy nhiên, Việt Nam còn đang nhập khẩu mặt hàng này từ Mỹ với kim ngạch còn lớn hơn.
'Tân binh' xe điện siêu nhỏ: nhét vừa Ford Transit, di chuyển 100 km, giá chưa tới 200 triệu đồng
8 giờ trước
Mẫu xe điện này sẽ là một giải pháp tối ưu cho việc di chuyển trong những cung đường nhỏ hẹp.
'Skoda Kodiaq bản điện' chạy thử: Dự kiến đi 600km/sạc, có điểm trừ khiến dân thích 'sống trên đường' quan ngại
9 giờ trước
Mẫu SUV điện 7 chỗ mới của Skoda hứa hẹn khả năng kéo ấn tượng, nhưng quãng đường di chuyển khi kéo rơ-moóc lại là một câu chuyện khác.
Vụ sữa bột giả: Danh sách sữa cho bà bầu, trẻ nhỏ, người bệnh
9 giờ trước
Trong gần 600 loại sữa bột làm giả có nhiều loại sữa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người tiểu đường, suy thận...

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
1 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
2 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
2 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.