Mỹ - Trung và nghệ thuật đối đầu

21/12/2018 20:19
Bắc Kinh cần nhận thức rõ rằng tư tưởng của Mỹ tồn tại một chuyển đổi lưỡng đảng sâu sắc.

Hãy cho tôi biết chuyện này sẽ kết thúc ra sao? Đây có lẽ là câu hỏi tuyệt vọng dành cho các tướng Mỹ khi đứng trước vũng lầy tại Việt Nam và Iraq. Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng cần trả lời câu hỏi này khi cân nhắc căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hai cường quốc mạnh nhất thế giới hiện đang đối đầu gay gắt trong nhiều vấn đề, bao gồm thương mại, công nghệ, gián điệp và kiểm soát biển Đông. Nói chung, có hai khả năng cho những xung đột này: thứ nhất, chính quyền Donald Trump quyết tâm tái thiết lập mối quan hệ Mỹ-Trung; và thứ hai, Mỹ quyết định nỗ lực ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Khả năng thứ nhất chú trọng hành vi phản cảm của Trung Quốc, trong khi khả năng thứ hai phản đối tư tưởng Trung Quốc là một cường quốc đối địch.

Hai khả năng này dẫn đến kết cục hoàn toàn khác nhau. Với khả năng thứ nhất, tái thiết lập, căng thẳng cuối cùng sẽ kết thúc với một thoả thuận. Với khả năng thứ hai, ngăn chặn, hậu quả sẽ là căng thẳng kéo dài và ngày càng sâu rộng.

Ngay chính quyền Trump vẫn còn mơ hồ về việc Mỹ đang lựa chọn theo con đường nào. Mới đây, tổng thống Trump đã đăng lên twitter về việc chuẩn bị đàm phán một "thoả thuận lớn và toàn diện" với Trung Quốc. Dường như Trump theo hướng tái thiết lập. Trong ngôn ngữ bất động sản, Trump đang nhắm tới tái đàm phán toàn diện về việc cho thuê thay vì xoá sổ toàn nhà.

Tuy nhiên, theo một số quan chức cấp cao của Trump, những người thực sự hoạch định chính sách hàng ngày, rất khó để tránh nghĩ rằng Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu dài hơi cùng Trung Quốc. Theo phân tích của họ, trong nhiều thập kỉ, Mỹ đã hiểu nhầm chính sách của Trung Quốc và ngây thơ tin rằng Trung Quốc sẽ bớt độc đoán khi giàu lên, và một cường quốc đang lớn mạnh sẽ hội nhập an toàn vào trật tự dựa trên quy tắc do Mỹ dẫn đầu. Họ cho rằng hậu quả của những tính toán sai lầm hiện đang dần xuất hiện dưới dạng những hành vi sai trái hiếu chiến của Trung Quốc về mọi thứ, từ xây dựng căn cứ quân sự trên biển Đông tới gián điệp công nghiệp.

Những hành động của Trung Quốc như hạ thuế quan ô tô hay mua thêm đậu nành không thể thay đổi thái độ phản đối đã ăn sâu vào tư tưởng của Mỹ. Trên thực tế, một thoả thuận thương mại nhẹ nhàng có thể gây tác dụng ngược.

Quan điểm cho rằng giữa Trump và một số cố vấn của ông ngày càng xa cách được củng cố sau sự kiện bắt giữ Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei. Rõ ràng, Trump không hề biết về vụ bắt giữ này, và có tin đồn rằng ông rất tức giận khi biết tin.

Trump từng đề cập sẽ can thiệp vào vụ việc của bà Mạnh như một phần trong thoả thuận với Trung Quốc. Điều này càng củng cố niềm tin từ phía Bắc Kinh rằng vụ việc không chỉ đơn thuần là thực thi pháp luật, thay vào đó, đây là một phần trong chiến lược căng thẳng lớn hơn. Huawei đã trở thành đối tượng truyền tải lời cảnh cáo từ phía các cơ quan tình báo phương tây với quan điểm cho phép một công ty Trung Quốc giữ vai trò trung tâm trong việc giới thiệu công nghệ 5G là vô cùng dại dột. Thực thi pháp luật, tranh chấp thương mại, phản gián và cạnh tranh độc quyền công nghệ là những yếu tố chính trong vụ việc Huawei.

Tuy nhiên, dù Bắc Kinh nghi ngờ điều gì, chính phủ Trung Quốc rõ ràng tin rằng quốc gia mình đang mắc kẹt trong cuộc chiến không thể tránh khỏi và ngày càng căng thẳng với Mỹ. Hiện tại, Trng Quốc đang nỗ lực tận dụng ba tháng đình chiến trong cuộc chiến tranh thương mại nhằm tìm ra một giải pháp tốt hơn. Hai vụ bắt giữ "trả đũa" tại Trung Quốc rõ ràng nhắm tới người Canada bởi bà Mạnh bị bắt tại Vancouver.

Trong một vài tháng tới, Bắc Kinh có lẽ sẽ phải nỗ lực xoa dịu Trump thông qua giảm quy mô thâm hụt thương mại Mỹ với Trung Quốc. Chiến lược này có thể "mua" được hoà bình ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, cả Washington và Bắc Kinh cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng về việc "chuyện này sẽ kết thúc ra sao".

Trung Quốc cần nhận ra rằng tư tưởng của Mỹ đã xuất hiện một chuyển đổi lưỡng đảng sâu rộng. Vì vậy, cố gắng lừa gạt Trump hoặc chờ đợi ông đều không đem lại kết quả. Thay vào đó, Trung Quốc cần cân nhắc những thay đổi quan trọng hơn trong chính sách của mình về mọi mặt, từ chuyển giao công nghệ bắt buộc tới vấn đề biển Đông. Đây có thể là cơ hội cuối cùng giúp Trung Quốc vượt lên trong cuộc đối đầu cùng Mỹ.

Mỹ cũng cần xem xét lại một số vấn đề. Phe hiếu chiến tại Washington ngày càng sử dụng quyền lực lộ liễu hơn trong cuộc chiến với Trung Quốc. Tuy nhiên, họ cũng cần cân nhắc đến kết cục của tình hình này.

Quan điểm Mỹ có thể chặn đứng sự tăng trưởng của Trung Quốc là không thực tế. Trên thực tế, bất kỳ nỗ lực nào nhắm tới mục tiêu này cũng sẽ khiến căng thẳng tăng cao. Và kết cục chắc chắn là chiến tranh. Tương tự, quan điểm cho rằng hành vi của Trung Quốc có thể thay đổi toàn diện trong ba tháng tới cũng không thực tế.

Mỹ cần đặt ra những mục tiêu tham vọng nhưng trong tầm với trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Mỹ cần chấp nhận rằng quan hệ giữa hai nước sẽ đóng băng trong thời gian dài. Tuy nhiên, cuối cùng, hướng đi của Mỹ nên theo sát Nghệ thuật Thoả thuận của Trump hơn là Binh pháp Tôn Tử.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
9 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
10 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
11 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
11 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.