Mỹ: Từ Ivy League cho đến các trường đại học công cùng chung một nỗi lo - sinh viên sẽ không quay trở lại sau khi đại dịch kết thúc

19/04/2020 09:50
Dịch Covid-19 buộc các trường đại học phải đóng cửa vào thời điểm giáo dục đại học đã đối mặt với những thách thức lớn. Tình trạng dân số sụt giảm khiến lượng tuyển sinh dự kiến cũng đi xuống. Hơn nữa, chi phí học và nợ sinh viên tăng đột biến dẫn đến những quan điểm băn khoăn về việc giáo dục đại học có thực sự "đáng tiền".

Trong nhiều năm, Claire McCarville mơ ước về việc được đi học đại học tại New York hay Los Angeles và hồi tháng trước cô đã rất hồi hộp, chờ các trường ở 2 thành phố gửi thông báo trúng tuyển. Tuy nhiên, đầu tháng này, quyết định sẽ nộp hồ sơ đến Đại học bang Arizona – chỉ cách nhà 15 phút lái xe, Cô chia sẻ: "Như vậy hợp lý hơn khi dịch bệnh đang diễn ra."

Trên khắp nước Mỹ, những sinh viên như McCarville đang suy nghĩ lại về việc chọn trường trong bối cảnh Covid-19 lây lan. Các trường đại học thì lo ngại về khả năng sẽ giảm quy mô tuyển sinh và doanh thu sụt giảm. Họ đang nhận hồ sơ hàng loạt để thu hút sinh viên và đây sẽ là động thái khiến lĩnh vực giáo dục đại học ở Mỹ trong nhiều năm tới.

Hiện tại, các sự kiện thể thao mùa xuân đã bị huỷ bỏ, các khoản thanh toán tiền phòng hàng tháng đã được hoàn trả và sinh viên ở một số trường đang yêu cầu giảm học phí trong thời gian nghỉ học do dịch bệnh. Các nguồn thu khác như chương trình du học và nhà sách trong khuôn viên cũng cạn kiệt, hơn nữa khoản ngân sách nghiên cứu liên bang cũng đang có nguy cơ bị cắt giảm.

Hơn nữa, khoản tài trợ đến các trường đều sụt giảm và họ lo ngại rằng nỗ lực kêu gọi đóng góp sẽ được thực hiện ngay cả khi các gia đình cần hỗ trợ tài chính nhiều hơn. Họ cũng dự kiến lượng sinh viên quốc tế sẽ giảm mạnh, đặc biệt châu Á, bởi quy định hạn chế di chuyển và lo ngại khi học tập ở nước ngoài. Các sinh viên nước ngoài thường đóng toàn bộ học phí, cho thấy đây là nguồn thu đáng kể ở khắp các trường từ Ivy League cho đến trường công.

Mỹ: Từ Ivy League cho đến các trường đại học công cùng chung một nỗi lo - sinh viên sẽ không quay trở lại sau khi đại dịch kết thúc - Ảnh 1.

Lãnh đạo các trường dự đoán rằng sinh viên gặp khó khăn về vấn đề tài chính và lo ngại về dịch bệnh có thể sẽ chọn các trường gần nhà hơn, với học phí thấp hơn, hoặc nghỉ 1 năm hay thậm chí là không đi học đại học.

Kent D. Syverud– hiệu trưởng Đại học Syracuse, cho biết: "Lo ngại về an toàn sức khoẻ, ảnh hưởng đối với nền kinh tế đã diễn ra cùng một lúc là điều tôi chưa từng chứng kiến. Tôi nghĩ rằng hầu hết lãnh đạo các trường đại học cũng vậy. Liệu các gia đình sẽ cho con đi học đại học? Liệu họ có lựa chọn sẽ trì hoãn hay thậm chí bỏ học đại học? Tôi không thể trả lời câu hỏi đó."

Dịch Covid-19 buộc các trường đại học phải đóng cửa vào thời điểm giáo dục đại học – sử dụng gần 4 triệu lao động trên khắp nước Mỹ, đã đối mặt với những thách thức lớn. Tình trạng dân số sụt giảm khiến lượng tuyển sinh dự kiến cũng đi xuống. Hơn nữa, chi phí học và nợ sinh viên tăng đột biến dẫn đến những quan điểm băn khoăn về việc giáo dục đại học có thực sự "đáng tiền".

Giữa tháng 3, Moody’s Investors Service đã hạ triển vọng đối với giao dục đại học từ "ổn định" xuống "tiêu cực", dự đoán các trường có nguồn lực và dòng tiền mạnh, như Harvard hoặc Stanford, sẽ vượt qua "cơn bão" Covid-19, trong khi các trường nhỏ hơn thì không.

Tuy nhiên, ngay cả các trường "giàu" cũng thông báo về các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Robert Zimmer – hiệu trưởng Đại học Chicago, cho biết, để giảm bớt thiệt hại, trường sẽ tạm ngừng trả lương, thu hẹp quy mô tuyển dụng cho bộ phận nghiên cứu học thuật, không chi tiền cho các lĩnh vực không thiết yếu và tìm cách cắt giảm những phần khác. 

Susan Fitzgerald– nhà phân tích của Moody’s, cho hay: "Tôi nghĩ đó là một cú sốc hệ thống lớn hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính 2008 hay sự kiện khủng bố 2001. Chúng tôi không biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu hay tạo ra nhiều tác động như thế nào."

Colby College– một trường thuộc lĩnh vực giáo dục khai phóng ở Maine, đã chịu ảnh hưởng lớn. Khoản tài trợ của họ - ngân sách sử dụng cho thời điểm khó khăn, đã giảm xuống 770 triệu USD trong tháng này từ mức 900 triệu USD hồi cuối năm ngoái. Cũng như nhiều trường khác, Colby đã phải hoàn trả tiền thuê phòng cho các sinh viên phải rời trường trong bối cảnh dịch bùng phát. Họ có thể cân bằng ngân sách thông qua việc ngừng tuyển dụng và cắt giảm hoạt động di chuyển và tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, hiệu trưởng của Colby – David Greene, cho biết "về lâu dài, đó không phải là một chiến lược hiệu quả."

Cũng như những hiệu trưởng khác, ông Greene hy vọng sẽ mở cửa lại trường học ở trường, chứ không phải tổ chức các lớp trực tuyến. Ông cho biết: "Toàn bộ mô hình giáo dục của chính tôi và hiệu quả đến từ sự tương tác gần giữa người với người." Tuy nhiên, ông chỉ có thể trì hoãn đến kỳ học mùa thu, "nếu chúng tôi phải bắt đầu kỳ học vào tháng 10, 11 thì không có vấn đề gì cả, còn nếu là tháng 1 hay tới tháng 8 năm sau thì sao?" 

Mỹ: Từ Ivy League cho đến các trường đại học công cùng chung một nỗi lo - sinh viên sẽ không quay trở lại sau khi đại dịch kết thúc - Ảnh 2.

Dù Quốc hội Mỹ đã hỗ trợ 14 tỷ USD cho lĩnh vực giáo dục đại học trong gói giải cứu 2 nghìn tỷ USD, thì phần lớn trong số, 6 tỷ USD, lại là trợ cấp tiền mặt khẩn cấp cho sinh viên gặp khó khăn về tài chính. Phần còn lại chỉ bằng khoảng 1% tổng chi phí của các trường. Các hiệu trưởng cho biết số tiền đó sẽ không đủ để duy trì nhân sự và chương trình của 1 số tổ chức.

Mỹ có khoảng 4.000 trường đại học công và tư nhân, với khoảng 20 triệu học sinh. Doanh thu của họ là khoảng 650 tỷ USD trong năm 2016-2017. Trong khi đó, 1 số bang như California, Iowa và Maryland có các trường sử dụng số lao động lớn nhất cả nước. Theo dự kiến, số lượng sinh viên mới nhập học vào kỳ tới sẽ giảm 15%, trong đó có 25% sinh viên quốc tế đến từ các nước như Trung Quốc – thường đóng đầy đủ học phí, giúp các trường đáp ứng đủ ngân sách và đủ khả năng hỗ trợ tài chính cho sinh viên Mỹ. 

Quay trở lại với McCarville, sinh viên tại Phoenix, cho biết dịch bệnh đã khiến cô cân nhắc kỹ càng hơn đối với mức chi phí của các trường đại học lớn và nhận ra giá trị của việc ở cạnh gia đình. Dù những ngôi trường trong mơ, như Skidmore ở Saratoga Springs (New York) và Loyola Marymount ở LA, đều cấp học bổng cho cô, nhưng học phí tại bang Arizone vẫn thấp hơn. Cô chia sẻ: "Tôi muốn đi học ở trường ít tốn kém nhất có thể. Do đó, tôi có thể giảm thiểu mức nợ khi đi làm và tôi không muốn phải suy nghĩ nhiều khi đang ở tình huống rất bất ổn." 

Tham khảo New York Times

Mỹ: Từ Ivy League cho đến các trường đại học công cùng chung một nỗi lo - sinh viên sẽ không quay trở lại sau khi đại dịch kết thúc - Ảnh 5.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
43 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
1 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
47 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
12 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
14 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.