Năm 2019 - Mượn gió đẩy thuyền hay ngược sóng?

01/01/2019 08:58
Việc Trung Quốc nhượng bộ trong đàm phán thương mại với Mỹ khẳng định hiệu quả của chiến lược "dùng xung đột giải quyết xung đột" mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng triệt để ngay từ khi đắc cử.

Cùng khẩu hiệu "nước Mỹ vĩ đại trở lại", chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã trở thành một tác nhân quan trọng trong xu hướng "kiến tạo xung đột" trong năm 2018, song hành và đối trọng với xu hướng hợp tác hòa bình, cạnh tranh cùng có lợi mà các cường quốc khác tiến hành.

Mỹ chủ động tạo "sóng"

Nếu như năm 2017 kết thúc bằng sự ra đời của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do (FOIP) sau bài phát biểu của Tổng thống Trump tại Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức ở Việt Nam - thể hiện thông điệp "nước Mỹ sẵn sàng can dự trở lại" - thì sang năm 2018, chính phủ Mỹ đã triển khai một loạt biện pháp cụ thể để tạo nên các "làn sóng lớn" ở mỗi khu vực.

Ở châu Âu, Mỹ khéo léo ủng hộ "sự kiện Skripal" do Anh khởi tạo (cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh) để đẩy mâu thuẫn Nga - châu Âu lên đỉnh điểm nhằm duy trì vai trò tối thượng của NATO ở châu Âu, qua đó giảm đi ảnh hưởng của các sáng kiến "người châu Âu tự bảo đảm an ninh cho châu Âu" mà Pháp - Đức vận động cho thời kỳ hậu Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu - EU).

Năm 2019 - Mượn gió đẩy thuyền hay ngược sóng? - Ảnh 1.

Cựu điệp viên Skripal và con gái bị đầu độc ở Anh.

Ở châu Á, vấn đề biển Đông đưa Nhật - Ấn - Úc vào khối Đồng minh Tứ cường (Quad) cùng Mỹ, với sự hậu thuẫn từ cả Anh và Pháp. Song song đó, Washington xét lại quan hệ song phương với các đồng minh chiến lược ở khu vực để đạt được lợi ích tối đa về thương mại cho phía Mỹ.

Ở Trung Đông, những rối loạn nội bộ khối đồng minh Ả Rập Sunni sau cuộc phong tỏa ngoại giao Qatar (nổ ra vào giữa năm 2017) vừa giúp Mỹ có thêm các hợp đồng vũ khí khổng lồ với Ả Rập Saudi, Qatar, vừa có lại mối quan hệ thân thiết với Israel (gián đoạn từ cuối thời cựu Tổng thống Barack Obama). Tiếp đó, ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran (JCPOA) để gia tăng lợi thế cạnh tranh cho Mỹ trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Ở Bắc Mỹ, ông Trump dùng bức tường biên giới với Mexico và lá bài thương mại để xét lại quan hệ với hai nước láng giềng Mexico, Canada. Kết quả là việc ký kết Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) vào cuối tháng 11-2018 để thay thế Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Năm 2019 - Mượn gió đẩy thuyền hay ngược sóng? - Ảnh 2.

USS Dewey, tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa, trong năm 2018. Ảnh: Hải quân Mỹ

Các cường quốc tự điều chỉnh

Để đối phó với các con sóng lớn do chính phủ Mỹ tạo ra ở mỗi khu vực, cụ thể ở các lĩnh vực năng lượng, thương mại và quân sự, các trục quyền lực trên thế giới đã phát huy tối đa khả năng lèo lái tài tình của họ. Đặc biệt phải nhắc đến các nước "ngược sóng" như Nga và Trung Quốc - những đối thủ chính của nước Mỹ. Họ không chỉ nhanh chóng thích nghi mà còn hoán chuyển một số thách thức thành cơ hội.

Về năng lượng, tận dụng việc Mỹ khuấy đảo thị trường cung dầu khí ở Trung Đông, Nga củng cố vị thế trong ván cờ năng lượng với châu Âu qua việc tích cực đẩy mạnh các dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" với Đức và "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" với Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ Nga - Đức và Nga - Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 2 trụ cột giúp Nga giảm nhiệt quan hệ Nga - EU (với bộ ba Nga - Đức - Pháp) và Nga - Trung Đông (với trọng tâm Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - Iran).

Về thương mại, chính sách nâng cấp việc xét lại thâm hụt thương mại lên thành xung đột thương mại giúp ông Trump mở ra một loạt đàm phán song phương và đạt được thỏa hiệp từ các đồng minh như Hàn Quốc, EU, các nước Bắc Mỹ... và hiện đàm phán với Nhật Bản. Những cuộc đàm phán này là bước đệm để Mỹ toàn tâm toàn ý gây sức ép lên Trung Quốc - đối thủ thương mại chiến lược của họ.

Năm 2019 - Mượn gió đẩy thuyền hay ngược sóng? - Ảnh 3.

Dù muốn hay không, nhiều sự kiện lớn trên thế giới trong năm 2018 đều “xoay quanh” Tổng thống Mỹ Donald Trump Ảnh: REUTERS

Xung đột thương mại Mỹ - Trung chính thức nổ ra từ tháng 6-2018, kéo dài cho tới nay với những thiệt hại leo thang cho cả hai nước. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng khéo léo vừa đối đầu với Mỹ (tăng thuế nhập khẩu tương ứng với các mặt hàng từ phía Mỹ) vừa tăng cường hợp tác với các nước khác (xem xét giảm thuế hàng loạt các mặt hàng nhập khẩu từ châu Âu và Nhật Bản từ tháng 9-2018, đồng thời cam kết tuân thủ các điều khoản về sở hữu trí tuệ).

Do đó, kết quả cuộc thương chiến Mỹ - Trung có thể tạo ra một bước ngoặt mới đầy triển vọng trên thị trường thương mại toàn cầu khi Trung Quốc chủ động mở cửa sâu rộng hơn để tận dụng tối đa lợi thế thị trường tiêu thụ và gia công khổng lồ của họ.

Về quân sự, việc ông Trump đẩy mạnh hiện diện quân sự (cùng với các đồng minh) ở các điểm nóng khu vực chủ chốt có khả năng kiềm chế cả hai đối thủ chiến lược của Mỹ và châu Âu là Trung Quốc và Nga. Đặc biệt, đối với Trung Quốc, quân đội Mỹ không chỉ tăng cường hiện diện ở tất cả điểm nóng như biển Đông, Hoa Đông mà còn kêu gọi sự tham gia tổng lực của các đồng minh, nhất là khối Quad và sự phối hợp của Anh - Pháp ở Thái Bình Dương. Còn với Nga, NATO vẫn là lực lượng đối trọng chủ yếu.

Sự chủ xướng của Mỹ đối với các "mối đe dọa chung" về an ninh nhanh chóng nhận được hỗ trợ của các nước đồng minh. Vì trên thực tế, đây là cơ sở cho những hợp đồng vũ khí khổng lồ mà cả Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc đều đang tận dụng dựa trên xu hướng kích cầu an ninh từ các nước nhỏ ở Đông Âu và Đông Nam Á trước các xung đột tiềm ẩn được phía Mỹ tập trung khai thác.

Năm 2019 - Mượn gió đẩy thuyền hay ngược sóng? - Ảnh 4.

Hai ông Donald Trump (phải) và Kim Jong-un tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore hồi tháng 6-2018 Ảnh: AP

Quỹ đạo riêng của nước nhỏ

Tự điều chỉnh không phải là đặc quyền của các nước lớn. Không ít nước nhỏ cũng nhanh chóng thích nghi, thậm chí vượt lên kiến tạo quỹ đạo của riêng mình.

Đó là trường hợp của Triều Tiên ở Đông Bắc Á khi từng bước phát huy "quyền lực thông minh" với sự phối hợp nhịp nhàng từ phía Hàn Quốc. Trục Triều - Hàn không chỉ lôi kéo các cường quốc khu vực vào tiến trình bình thường hóa quan hệ hai miền mà còn khiến Tổng thống Trump tham dự một sự kiện chưa từng có tiền lệ là hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vào tháng 6-2018. Quyết định của ông Trump về việc cần có thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai vào đầu năm 2019 càng làm cho "điểm sáng Triều Tiên" đáng trông đợi.

Cũng có thể kể đến những phản ứng linh hoạt của khối ASEAN. Tổ chức này đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Úc vào tháng 3-2018 và với Nga vào tháng 11-2018 nhằm gia tăng khả năng cân bằng - đối trọng ở Đông Nam Á trước tình hình căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Trong bối cảnh Trung Quốc đang "tự điều chỉnh" sau khi tạm đình chiến thương mại với Mỹ, việc gia tăng đối trọng với Bắc Kinh tại khu vực chính là chiến lược hiệu quả để kiềm chế họ trên biển Đông.

Sự gắn kết giữa các trục trung gian như Nhật - Ấn ở châu Á, Pháp - Đức ở châu Âu và xu hướng đẩy nhanh chiến lược "phi USD hóa" giữa các nền kinh tế mới nổi (khối BRICS) và các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (như OPEC) mà ngay cả nhiều đồng minh của Mỹ tham gia (như Nhật, Anh, Đức) sẽ góp phần hòa giải tích cực các "làn sóng kiến tạo xung đột" trong năm 2018.

Dù vậy, việc Qatar rút khỏi OPEC (cho thấy phản ứng đối kháng trước ảnh hưởng bá quyền của Ả Rập Saudi ở Trung Đông), khủng hoảng lan tràn ở các nước EU chủ chốt (các cuộc bạo loạn ở Pháp, phong trào cực hữu trỗi dậy ở Đức) hay Mỹ leo thang cạnh tranh đầu tư hạ tầng với Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương và châu Phi... hứa hẹn tạo nên những làn sóng xung đột mới khó lường cho năm 2019.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
52 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
47 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
23 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.