Năm 2021 'căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á

28/12/2021 14:07
2021 là năm kỳ lạ nhất trong hơn 35 năm làm doanh nhân của Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài. Khác với sự im ắng của nhiều doanh nghiệp đầu ngành, cái tên Thế Giới Di Động (MWG) liên tục khuấy động thị trường. Dường như 2 ‘cú phốt’ giữa năm vẫn không mảy may ảnh hưởng đến ông: khi MWG liên tục ra ra nhiều chuỗi mới, nuôi tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á.
 Năm 2021 căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á - Ảnh 1.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Thế giới di động (MWG) và cá nhân ông Nguyễn Đức Tài là hình mẫu lý tưởng của rất nhiều công ty và doanh nhân lớn nhỏ tại Việt Nam muốn noi theo. Đầu tiên, MWG là doanh nghiệp phát triển với một tốc độ khủng khiếp. Thứ hai, ông Tài là doanh nhân có triết lí quản trị với thứ tự ưu tiên đối xử tốt ‘lạ đời’: khách hàng, nhân viên, đối tác, rồi mới đến cổ đông. Trong mắt nhiều người, MWG không chỉ là một công ty tốt, mà ông Tài còn là doanh nhân có ‘đạo đức’.

Trong năm 2021, dù Covid-19 tàn phá dữ dội ở các thành phố lớn, song Thế Giới Di Động không vì thế mà ‘giậm chân tại chỗ’. Thậm chí, bởi vì ‘đại dịch dồn ép’, ông Tài cùng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp này còn ra mắt nhiều mô hình và chuỗi kinh doanh mới, giữ đúng cam kết tăng trưởng như kế hoạch đã đề ra.

Tuy nhiên, có thể do thiếu kinh nghiệm xử lý khủng hoảng, hoặc do quá ‘kiêu ngạo’, chỉ trong khoảng vài tháng cao điểm của dịch, MWG liên tục vướng vào những bê bối không đáng có và khiến hình ảnh thương hiệu của họ phần nào bị sứt mẻ.

Với việc cổ phiếu MWG vẫn tăng trưởng liên tục trong suốt cả năm 2021, có thể thấy những sự cố đó không mấy ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Hoặc nếu nhìn vào kết quả kinh doanh, khủng hoảng truyền thông vừa qua có thể cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của MWG.

 Năm 2021 căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á - Ảnh 2.

Năm 2020, MWG ghi nhận mức tăng trưởng 6% doanh thu đạt 108.546 tỷ đồng và tăng trưởng 2% lợi nhuận sau thuế so với 2019, đạt 3.920 tỷ đồng. Với một doanh nghiệp luôn tăng trưởng doanh thu trung bình khoảng 30% qua từng năm, thì con số 6% đó là không thể chấp nhận được. Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi ông Nguyễn Đức Tài cùng dàn lãnh đạo doanh nghiệp này đã rất sốt sắng mở thêm chuỗi mới trong năm 2021, để không lặp lại câu chuyện của năm 2020.

Trong khoảng nửa đầu năm 2021, ông Tài đặt hy vọng vào chuỗi Điện Máy Xanh Super Mini và mảng B2B.

 Năm 2021 căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á - Ảnh 3.

"Là một mô hình hoàn toàn mới, không hề có trong kế hoạch từ trước: Điện Máy Xanh Super Mini. Nó được sinh ra ngay ở thời điểm khó khăn nhất và bắt nguồn từ chính một thử nghiệm không thành - Điện thoại Siêu rẻ.

Tháng 3/2020, dịch bệnh bùng lên, ngành bán lẻ lao đao. Chưa bao giờ, thị trường đứng trước sóng gió lớn như vậy! Tất cả kế hoạch tôi dồn tâm chuẩn bị từ cuối năm 2019 đều đột ngột dừng lại. Tháng 4 giãn cách xã hội, hơn 600 cửa hàng cùng lúc đóng lại, doanh thu giảm gần 30%. Tôi từng nghĩ: ‘Nếu cứ theo đà này thì chỉ cần tồn tại được đã là quá xuất sắc, chứ nói chi tăng trưởng’.

Và một lần nữa, lại chính những lời động viên của anh Tài đã truyền lửa cho tôi, giúp tôi nảy ra ý tưởng mới. Điện Máy Xanh Super Mini sau đó đã trở thành cứu cánh, giúp chúng tôi tăng tốc phát triển giữa "năm Covid" đầy biến động.

Lên ý tưởng từ tháng 6/2020, đến 20/8/2020 chúng tôi có 20 cửa hàng đầu tiên. Vậy mà chỉ trong vòng 4 tháng cuối năm, khi đã rút được công thức thành công, chúng tôi nhân rộng nhanh chóng từ 20 lên thành 300 cửa hàng. Mỗi shop đem lại doanh thu 1-1,2 tỷ đồng/ tháng. Trong năm 2021, dự kiến mô hình này sẽ đạt cả 1.000 cửa hàng, đóng góp thêm doanh thu 8.000 – 10.000 tỷ đồng cho Tập đoàn.

Khi Điện Máy Xanh Super Mini ra đời, nó ‘bắt đúng trend’ của thị trường là đáp ứng đầy đủ yếu tố: tinh gọn, tiết kiệm chi phí, bán các sản phẩm cơ bản, thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của người dân nông thôn. Chúng tôi đi len lỏi về tới tận các thôn bản vùng cao hay các xã miền sông nước. Và chính nhờ sự ủng hộ của bà con, doanh thu mỗi cửa hàng như thế đều cao gấp 3-4 lần mô hình trước đó", CEO Đoàn Văn Hiểu Em chia sẻ về động lực tăng trưởng mới của MWG đầu năm 2021.

Cũng trong những ngày tháng lang thang khắp vùng nông thôn để gầy dựng Điện Máy Xanh Super Mini, ‘cặp đôi’ Nguyễn Đức Tài và Đoàn Văn Hiểu Em nảy ra ý định chiếm nốt mảng bán sỉ điện máy – điện thoại ở khu vực nông thôn, biến khoảng 30.000 chủ cửa hàng thành cộng tác viên.

Sau 6 tháng thử nghiệm, mô hình đại lý - cộng tác với cửa hàng nhỏ lẻ để phát triển thị trường tại những địa bàn không có sự hiện diện của TGDĐ/ĐMX/ĐMS, đang cho thấy kết quả khả quan với doanh thu gần 100 tỷ đồng riêng tháng 11/2021 từ gần 4.000 đại lý. Lãnh đạo chuỗi bán lẻ kỳ vọng doanh thu dao động trong khoảng 150 - 180 tỷ đồng/tháng, tương ứng xấp xỉ 2.000 tỷ đồng mỗi năm.

 Năm 2021 căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á - Ảnh 4.

Vào tháng 7/2021, khi TP.HCM bắt đầu bước vào giai đoạn giãn cách căng thẳng nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện, Bách Hóa Xanh bắt đầu xuất hiện những bước đi chệch choạc khi không chịu được áp lực từ nhiều phía.

Sự việc khởi đầu bằng những lời xì xầm về thông tin Bách Hóa Xanh tăng giá thực phẩm tươi sống ở nhiều siêu thị tại TP.HCM trên mạng xã hội. Sau đó thông tin này lan rộng khắp các mặt báo. Hàng loạt người tiêu dùng chia sẻ thông tin này và xác nhận việc họ cũng bị tăng giá, thậm chí cao gấp đôi khi so sánh với các siêu thị khác. Bách Hóa Xanh nhanh chóng trở thành “tội đồ” trong thời điểm nhạy cảm nhất với hình ảnh “lợi dụng lúc người dân Việt gặp khó để tăng giá”.

Và thay vì đứng ra nhận lỗi và có hướng xử lý ngay lập tức, Ban lãnh đạo của MWG đã phản ứng khá chậm chạp, khiến tranh cãi ngày càng bùng nổ dữ dội.

Sự chậm trễ trong việc kiểm soát ngọn lửa khủng hoảng đã khiến đám cháy lan rộng. Tới thời điểm Ban lãnh đạo MWG đứng ra thanh minh mà “không một lời xin lỗi”, Quản lý thị trường xuất hiện ở các cửa hàng Bách Hoá Xanh thì “giọt nước đã tràn ly”, đám đông giận dữ đã khiến hình ảnh của Bách Hóa Xanh đã ảnh hưởng nặng nề.

 Năm 2021 căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á - Ảnh 5.

 Chính thức trả lời nhà đầu tư về sự cố cũng như cách khắc phục tại Bách Hoá Xanh vào tháng 8/2021, ông Nguyễn Đức Tài cho biết: từ đầu tháng 7 đến nay (từ thời điểm giãn cách) thì do sự tập trung rất lớn vào sản lượng, tức MWG đánh giá trong giai đoạn khó khăn này, nỗ lực để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho bà con mới là ưu tiên.

Tuy nhiên nguồn lực thì không tăng đủ, con người không đi làm được do lệnh giãn cách hoặc nhân viên nhiễm bệnh… nhu cầu bất ngờ đẩy lên quá cao, trong khi nguồn lực bị giới hạn. Như vậy, điều gì đến phải đến - chất lượng phục vụ tại MWG bị ảnh hưởng.

"Điều này cũng đúng thôi, tôi đến cửa hàng thấy khách quá đông, và nhân viên thì cũng đã quá mệt mỏi… tất cả những điều này khiến dịch vụ lủng củng. Chưa kể, có người vào Bách Hoá Xanh hốt sạch hàng, khi nhân viên yêu cầu mua theo số lượng thì họ cũng không hài lòng.

Nhìn chung tháng vừa qua, Bách Hoá Xanh có gặp vấn đề về chất lượng phục vụ. Nhưng, quan điểm của ban lãnh đạo là Bách Hoá Xanh chưa đạt đến thị phần lớn như Điện Máy Xanh (chiếm 40-50% thị phần toàn thị trường), nên việc mình làm tốt hay không mới đáng ăn thua.

Bây giờ việc của Bách Hoá Xanh là cung cấp hàng hoá của đầy đủ, bán buôn đúng giá, nhân viên phục vụ tử tế… thì khách hàng sẽ đến với mình. Thực tế, tôi cũng không có quá nhiều cảm xúc rối loạn trong giai đoạn sự cố vừa qua, mình cứ làm tốt thì tự tin sẽ có kết quả, đơn cử là doanh thu vẫn tăng", ông Nguyễn Đức Tài tự tin phát biểu.

 Năm 2021 căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á - Ảnh 6.

Hình văn bản mà TGDĐ gửi tới đối tác cho thuê mặt bằng.

Đến tháng 10/2021, khi vụ việc Bách Hóa Xanh kể trên chưa kịp lắng xuống, thì Thế Giới Di Động vướng vào một vụ tranh cãi khác, lần này liên quan đến đối tác cho thuê mặt bằng của chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh.

Cụ thể, do nhiều cửa hàng của 2 chuỗi này đã phải đóng cửa trong nhiều tháng cao trào dịch bệnh, Tập đoàn này muốn các chủ thuê mặt bằng hỗ trợ mình bằng cách giảm giá hoặc miễn phí thuê trong vài tháng.

Sau đó, rò rỉ một văn bản MWG tự ý giảm giá tiền thuê nhà mà không có sự đồng ý của đối tác, với văn phong mang tính ép buộc. Thế Giới Di Động giải thích ‘văn bản này chỉ gửi tới những đối tác cho thuê mặt bằng không hợp tác, không chịu giảm giá và cũng không chịu gặp mặt thương lượng’. Tuy nhiên, cách giải thích này không khiến công chúng hài lòng, bởi nó thể hiện sự ngạo nghễ, “cửa trên” với đối tác của MWG.

Với sự vụ này, thậm chí MWG còn không ‘bào chữa’. MWG luôn tự hào là bên thuê mặt bằng cao hơn thị trường 20% và nắm đằng chuôi trong quan hệ hợp tác thuê mặt bằng, họ không sợ thiếu mặt bằng và cũng như không sợ các đối tác “vác đơn đi kiện”.

 Năm 2021 căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á - Ảnh 7.

Sở dĩ ông Nguyễn Đức Tài và MWG không mấy quan tâm lắm đến những điều tiếng về mình, vì đội ngũ của ông Tài còn bận làm những công việc khác mà họ cho là quan trọng hơn với doanh nghiệp mình: xây dựng các chuỗi mới như TopZone, BlueSport, BlueJi hay AVA Kids.

Ngoài điện máy, điện thoại, siêu thị, Tập đoàn này bắt đầu lấn sân nhiều lĩnh vực bán lẻ mới như thời trang, thể thao, trang sức, mẹ và bé…

Vào gần cuối tháng 10/2021, Tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG) đã chính thức khai trương chuỗi cửa hàng TopZone – chuyên bán đồ Apple.

 Năm 2021 căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á - Ảnh 8.

TopZone là hệ thống cửa hàng theo hình thức Mono brand (cửa hàng chuyên biệt chỉ bày bán các sản phẩm của Apple) với hai phiên bản là AAR (Apple Authorized Reseller) có diện tích nhỏ gọn khoảng 100-120m2 và APR (Apple Premium Reseller) bậc cao hơn có diện tích lớn hơn 180-220m2. Hệ thống TopZone đặt tham vọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ sản phẩm Apple với kế hoạch có 50 - 60 cửa hàng đến tháng 03/2022.

Trong buổi ra mắt TopZone, ông Nguyễn Đức Tài bày tỏ sự hài lòng của mình với người kế nhiệm Đoàn Văn Hiểu Em. Theo tiết lộ của ông, thì ông Hiểu Em là người cầm trịch dự án này, từ việc đi đàm phán với Apple cho đến xây dựng và phát triển các cửa hàng.

"Ngay sáng nay đến đây và tự tay mở cửa 1 trong những cửa hàng của TopZone, tôi mới biết bên trong cửa hàng có những gì. Chứ tôi cũng giống như mọi người, không hề biết trước.

Kế hoạch hợp tác với Apple được bàn bạc từ tháng 8/2021 và rất nhanh chóng, chưa đầy hai tháng cả hai bên đã quyết định đưa vào hoạt động 4 cửa hàng vào ngày hôm nay", Nguyễn Đức Tài cho biết.

4 cửa hàng Topzone hoạt động tròn tháng 11 đóng góp hơn 110 tỷ đồng, tương đương mức doanh thu trung bình hơn 25 tỷ đồng/cửa hàng/tháng và vượt xa kỳ vọng ban đầu của MWG. Công ty dự kiến vận hành 10 cửa hàng Topzone (bao gồm mô hình cửa hàng độc lập diện tích lớn APR) vào cuối năm nay và ước tính doanh số trong giai đoạn ổn định đạt 8-10 tỷ đồng/cửa hàng/tháng sau khi hết hiệu ứng ra mắt sản phẩm mới.

Vào tháng 11/2021, ông Tài cho đã ra mắt chuỗi cửa hàng bán đồ trang sức BlueJi. Dù không rầm rộ như TopZone nhưng BlueJi cũng mở cùng lúc 5 cơ sở, đều ở TP.HCM. Sau đó vài hôm, với cảm hứng từ sự thành công của việc bán xe đạp tại các cửa hàng Điện Máy Xanh đầu năm 2021, ông Tài mở thêm chuỗi BlueSport.

Vào tháng 12/2021, đội ngũ của ông Tài tiếp tục bước chân mở chuỗi mới không mệt mỏi của mình – ra mắt thêm AVA Kids, chuyên bán các sản phẩm cho bà mẹ và trẻ em.

 Năm 2021 căng như dây đàn’ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: 2 cuộc đại khủng hoảng truyền thông, mở rộng các địa hạt mới, tham vọng ‘chinh phạt’ Đông Nam Á - Ảnh 9.

Việc Thế Giới Di Động cấp tập ra chuỗi mới, ngoài để tìm lại đà tăng trưởng như trước kia, thể hiện tham vọng của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài - chinh phạt Đông Nam Á.

Trong buổi ra mắt chuỗi TopZone, ông Nguyễn Đức Tài từng tiết lộ: mục tiêu trong tương lai xa của MWG là trở thành doanh nghiệp bán lẻ số 1 cả Đông Nam Á chứ không riêng gì Việt Nam. Theo vị Chủ tịch này, MWG đã khẳng định được vị thế của mình tại thị trường Việt Nam, nên đã đến lúc nghĩ đến việc tạo dựng và khẳng định vị thế của mình tại khu vực Đông Nam Á.

"Chúng tôi đang có dự định ra mắt nhiều chuỗi khác, bước ra khỏi ngành điện máy – điện thoại. Mục tiêu lớn sắp tới là trở thành chuỗi bán lẻ số 1 Đông Nam Á", Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cho hay.

Mặc dù hiện tại, ông Nguyễn Đức Tài không can thiệp sâu vào điều hành các chuỗi, mà hoàn toàn trao quyền cho ông Trần Kinh Doanh và Đoàn Văn Hiểu Em; nhưng ảnh hưởng của ông lên Thế Giới Di Động và đội ngũ lãnh đạo là không thể đong đếm.

Theo Báo cáo tài chính 11 tháng đầu năm 2021, MWG có doanh thu thuần 110.530 tỷ đồng, hoàn thành 88% kế hoạch doanh thu 2021, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 4.395 tỷ đồng, hoàn thành 93% kế hoạch năm và tăng 22%.

Hiện MWG có 5.065 cửa hàng tính tới cuối tháng 11/2021: 966 Thế Giới Di Động, 1.863 Điện Máy Xanh, 2.026 Bách Hóa Xanh, 50 Bluetronics, 4 Topzone và 156 nhà thuốc An Khang.

Tập đoàn này vẫn ghi nhận doanh thu chủ yếu của 2 mảng chính là công nghệ, điện máy và bách hoá.

https://cafebiz.vn/nam-2021-cang-nhu-day-dan-cua-chu-tich-nguyen-duc-tai-2-cuoc-dai-khung-hoang-truyen-thong-mo-rong-cac-dia-hat-moi-tham-vong-chinh-phat-dong-nam-a-20211226110908673.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
49 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
41 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.