Hiện nay, tinh giản biên chế vẫn luôn là chính sách được các cơ quan Nhà nước thực hiện quyết liệt nhằm loại bỏ khỏi hàng ngũ những công chức không đủ năng lực, phẩm chất. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, tinh giản biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng được yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí, sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách cho những người thuộc diện tinh giản biên chế.
Như vậy, theo quy định nêu trên, những người thuộc diện tinh giản biên chế sẽ được giải quyết chế độ, chính sách gồm:
Về hưu trước tuổi
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108 và các quy định được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 113 năm 2018 của Chính phủ và khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP, căn cứ để hưởng chính sách này dựa vào số tuổi của công chức. Cụ thể:
Hiện nay, với mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ thì mức phụ cấp khu vực hệ số 0,7 là 1,043 triệu đồng/tháng; mức phụ cấp khu vực hệ số 1,0 là 1,49 triệu đồng/tháng.
Chính sách thôi việc
Với người thôi việc ngay
Người có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu (được quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động) thuộc diện tinh giản biên chế nhưng không đủ điều kiện hưởng chính sách về hưu trước tuổi, nếu thôi việc ngay thì được hưởng chính sách, trợ cấp theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 143.
Cụ thể, người lao động sẽ được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.
Với người thôi việc sau khi đi học nghề
Theo đó, người lao động dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ, chuyên ngành, có nguyện vọng thôi việc thì được tạo điều kiện đi học nghề trước khi thôi việc.
Khi đó, người lao động sẽ được hưởng nguyên lương tháng hiện hưởng; được đóng BHXH, bảo hiểm y tế trong thời gian học nghề không quá 6 tháng; được trợ cấp ½ tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.
Đồng thời, người lao động cũng được trợ cấp kinh phí học nghề bằng chi phí của khóa học, tối đa bằng 6 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề. Sau khi học xong, người lao động cũng được trợ cấp 3 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc;
Tuy nhiên, thời gian đi học nghề được tính là thời gian công tác liên tục, nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.
Chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 108, những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế mà chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước được hưởng 2 khoản trợ cấp.
Cụ thể, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng; trợ cấp ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.
Bảo lưu phụ cấp lãnh đạo
Với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức thì được bảo lưu phụ cấp này đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ.
Đáng chú ý, nếu công chức đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo 6 tháng.
Theo đó, thời gian hưởng chế độ, chính sách này được tính từ ngày Nghị định 108 chính thức có hiệu lực tức là từ ngày 10/01/2015. Tuy nhiên, Chính phủ quy định thời hạn để các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế chỉ được áp dụng đến ngày 31/12/2030.