Nam Định: 2 nữ sinh lớp 12 sáng chế máy cấy không động cơ độc đáo1

02/03/2020 11:44
(Dân Việt) Sau một thời gian dài ấp ủ và được sự hỗ trợ của người thầy của mình, cuối cùng 2 nữ sinh lớp 12 trường THPT Giao Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đã chế tạo thành công chiếc máy cấy lúa không động cơ nhằm giảm sức lao động cho người nông dân.

Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là hai nữ sinh Nguyễn Thị Hoài Giang và Hoàng Thị Phượng (học sinh lớp 12 trường THPT Giao Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) là gương mặt gây ấn tượng trong nhiều cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc trong 2 năm 2018 và 2019.

nam dinh: 2 nu sinh lop 12 sang che may cay khong dong co doc dao hinh anh 1

Chiếc máy cấy đặc biệt không động cơ của hai em Nguyễn Thị Hoài Giang và Hoàng Thị Phượng liên tiếp đạt giải Nhì và giải Ba trong 2 cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2018-2019 và cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ VI năm 2018.

Giang và Phượng sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông của huyện Giao Thủy. Ngay từ còn nhỏ hai em đã được theo chân người lớn ra đồng. Chứng kiến cảnh lam lũ vất vả làm ruộng, nhất là khâu cấy lúa của người thân nên các em đã ấp ủ chế tạo ra một chiếc máy cấy, nhằm giúp giảm sức lao động cho người nông dân.

“Em và bạn Phượng ban đầu có ý tưởng làm một chiếc máy cấy có động cơ, nhưng khi xem tình hình thực tế thì thấy tính khả thi không cao lắm. Bởi máy cấy có động cơ vẫn phải có người điều khiển và "ăn" tốn xăng dầu, phát sinh chi phí cho người nông dân. Sau đó cả hai quyết định sẽ làm máy cấy không động cơ, do có giá thành thấp và phù hợp với tình hình còn sản xuất manh mún của nông dân địa phương hơn”, Nguyễn Thị Hoài Giang chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Sau khi tìm được người cùng chung chí hướng, ngay sau đó hai em đã chia sẻ ý tưởng với gia đình và thầy giáo Nguyễn Thủy Anh (40 tuổi, giáo viên Vật lý trường THPT Giao Thủy). Nghe xong, mọi người đều khen ý tưởng hay và khuyến khích hai em bắt tay vào thực hiện luôn. “Khi nghe hai em chia sẻ ý tưởng, tôi thấy việc nghiên cứu, sáng chế một chiếc máy cấy không động cơ rất khả thi, có thể giúp bà con tiết kiệm sức lao động nên tôi hỗ trợ tối đa cho các em”, thầy giáo Nguyễn Thủy Anh chia sẻ.

nam dinh: 2 nu sinh lop 12 sang che may cay khong dong co doc dao hinh anh 2

Cứ sau mỗi giờ lên lớp và vào các ngày cuối tuần ba thầy trò lại cùng nhau lên ý tưởng về một chiếc máy cấy không động cơ, rồi sau đó cụ thể ý tưởng đó bằng bản vẽ. Từ lúc có bản vẽ đến lúc hoàn thành chiếc máy cấy lúa không động cơ, ba thầy trò mất khoảng 8 tháng với khá nhiều chi tiết phải chỉnh sửa nhiều lần mới được như ý muốn.

Đến đầu năm 2019, chiếc máy cấy không động cơ của hai nữ sinh hoàn thiện và được đưa ra cánh đồng để thử nghiệm. Lần đầu tiên, mạ cấy không đều và nhiều cây mạ đã cấy xuống bị nổi lên mặt ruộng. Sau đó, ba thầy trò tiếp tục chỉnh sửa, hiệu chỉnh một số chi tiết, giúp máy cấy cấy lúa không động cơ hoạt động đều hơn và giữ chắc cây mạ đứng yên dưới bùn, tránh việc mạ bị nổi lên.

“Lần đầu tiên thử nghiệm tiếp theo trên cánh đồng gần nhà, chiếc máy cấy không động cơ không đem lại hiệu quả như em mong đợi. Phải chỉnh sửa thêm một số chi tiết khác khoảng vài  lần nữa thì chiếc máy cấy không động cơ mới được hoàn thiện, thành công...”, nữ sinh Hoàng Thị Phượng kể.

Chiếc máy cấy không động cơ được làm bằng sắt có kết cấu vững chắc, thiết kế bộ phận truyền động đơn giản, nhỏ gọn với trọng lượng chưa đến 25 kg. So với những chiếc máy cấy hiện nay, chiếc máy cấy không động cơ của 2 nữ sinh Trường TPTH Giao Thủy Hoàng Thị Phượng và Nguyễn Thị Hoài Giang chế tạo có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Máy không dùng động cơ mà vận hành bằng sức kéo, dễ vận hành, nguyên liệu chủ yếu bằng thép hộp nên khá nhẹ.

nam dinh: 2 nu sinh lop 12 sang che may cay khong dong co doc dao hinh anh 3

Sau nhiều công nghiên cứu, cuối cùng chiếc máy cấy không động cơ của 3 thầy trò ra đời.

Máy cấy lúa không động cơ của Giang và Phượng được hoạt động trên nguyên tắc kết hợp dùng lực đàn hồi của lò xo và lực giật của tay và trọng lực tác dụng lên hệ thống lấy mạ. Máy để được 4 khay mạ, mỗi khi hết mạ, có thể tiếp mạ một cách dễ dàng và đặc biệt thao tác sử dụng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.

“Điều đặc biệt, chiếc máy cấy lúa này không sử dụng động cơ như các máy cấy khác nên có giá thành thấp, phù hợp với sản xuất nhỏ lẻ và đặc biệt thân thiện với môi trường”, Giang và Phượng nói.

Theo hai nữ sinh, kết quả sau những buổi thử nghiệm máy cấy rất thành công và năng suất đúng theo ý tưởng đề ra. Mỗi một phút máy cấy được hơn 100 khóm, 1 giờ cấy được 200 m2 đến 270 m2 (tùy theo độ thành thạo của người sử dụng), công suất này bằng 5 người cấy thủ công.

Với bốn mỏ cấy, một giây máy cấy được 4 hàng lúa, mật độ hàng cách hàng 180 mm - 200 mm và máy có hệ thống gạt bùn nên không phải mất thời gian xoa vết chân người đi lại trong quá trình cấy như cấy thủ công.

“Sau nhiều lần thử nghiệm thì chiếc máy này cấy lúa thẳng hàng, thậm chí còn đều và đẹp hơn sức người, năng suất cao gấp 5 lần cấy tay. Đây sẽ là chiếc máy giảm bớt sức lao động cho người nông dân trong tương lai”, thầy Thủy Anh, người đồng hành cùng hai nữ sinh, khẳng định.

nam dinh: 2 nu sinh lop 12 sang che may cay khong dong co doc dao hinh anh 4

Chiếc máy cấy không động cơ của hai em nữ sinh trường THPT Giao Thủy đạt giải ba cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng lần thứ VI năm 2018.

Hai em nữ sinh Nguyễn Thị Hoài Giang và Hoàng Thị Phượng bật mí với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN rằng, chi phí sản xuất máy cấy lúa không động cơ khoảng hơn 2 triệu đồng. Nếu không có sự giúp đỡ của thầy Thủy Anh thì ý tưởng của chúng em khó có thể chuyển thành hiện thực. Vì dù đã có bản vẽ khá chi tiết nhưng thợ cơ khí ở địa phương không đọc được, đây chính là những khó khăn nhất khi chế tạo ra chiếc máy cấy này. Sau đó, thầy giáo của chúng em phải mất nhiều thời gian để giải thích cho người thợ đó hiểu, dẫn đến mất một thời gian dài mới hoàn thiện được

“Thời gian tới em cùng thầy Thủy Anh có ý định cải tiến và nâng cấp thêm một số tính năng khác để việc cấy lúa được đều hơn. Ngoài ra, thay thế một số chi tiết giúp máy nhẹ hơn, đơn giản hơn, dễ dàng di chuyển dưới ruộng.. . Còn xa hơn, em mong muốn đưa chiếc máy này vào sản xuất hàng loạt, với giá thành rẻ để phục vụ nhu cầu của người dân”, Phượng và Giang chia sẻ.

nam dinh: 2 nu sinh lop 12 sang che may cay khong dong co doc dao hinh anh 5

Hai em Hoàng Thị Phượng và Nguyễn Thị Hoài Giang (từ trái sang)  là học sinh ngoan, chăm chỉ, nhiều năm liền là học sinh giỏi của trường.

Thầy Vũ Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Giao Thủy chia sẻ, Phượng và Giang là học sinh ngoan, chăm chỉ, nhiều năm liền là học sinh giỏi. Hai năm vừa qua, chiếc máy cấy đặc biệt của hai em liên tiếp đạt giải nhì và giải ba trong 2 cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm 2018-2019 và cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng lần thứ VI năm 2018.

“Với học sinh đam mê nghiên cứu khoa học, chúng tôi chủ trương hỗ trợ, khuyến khích các em biến các ý tưởng sáng tạo của mình thành hiện thực. Ngoài hai em, các học sinh của trường cũng từng chế tạo máy cho ăn gia cầm ăn, máy đóng mở cổng tự động, máy lau bảng … đạt giải tại các cuộc thi”, thầy Hưng cho biết thêm.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
21 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
18 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
54 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

230.917.988 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.185.231 VNĐ / tấn

983.50 UScents / bu

0.59 %

+ 5.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.189.661 VNĐ / tấn

292.30 USD / ust

1.00 %

+ 2.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
1 ngày trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
1 ngày trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
1 ngày trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.