Nan giải chống lẩn tránh thuế

04/10/2021 09:01
Cần xử lý nghiêm các doanh nghiệp gian lận mới mong giảm thiểu được tình trạng giả mạo xuất xứ để lẩn tránh thuế.

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021, Cục Phòng vệ Thương mại - Bộ Công Thương đã 3 lần phát tin cảnh báo sớm về nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, điều tra lẩn tránh thuế.

Trong lần cảnh báo thứ nhất hồi đầu năm, Cục Phòng vệ Thương mại nêu 11 mặt hàng, trong đó tập trung vào sản phẩm từ gỗ, như: gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, tủ gỗ, ghế sofa có khung gỗ… Đến lần cảnh báo thứ 2 hồi tháng 8, các mặt hàng này tiếp tục được cho vào danh sách. Ngoài ra, còn có đá nhân tạo, gạch men, xe đạp điện, ống đồng, vỏ bình gas… Trong lần cảnh báo thứ 3 vào tháng 9, mặt hàng pin năng lượng mặt trời bị nguyên đơn cáo buộc là sản phẩm của Trung Quốc được "thay xuất xứ" sang Việt Nam trước khi xuất qua Mỹ.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), từ cuối năm 2020, đã có hiện tượng nhập khẩu các sản phẩm gỗ như tủ bếp, tủ phòng tắm… từ Trung Quốc về Việt Nam thông qua các công ty Việt Nam mới thành lập hoặc thành lập được khoảng 1-2 năm. Nhiều doanh nghiệp (DN) thành viên đã nghi ngờ việc nhập khẩu này nhằm gian lận xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế khi đưa hàng sang Mỹ.

"Các sản phẩm được nhập về dưới dạng chưa hoàn thiện, có dấu hiệu mua bán lòng vòng qua nhiều DN rồi mới gia công, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu. Chúng tôi đã đề nghị các bộ, ngành liên quan có kế hoạch thanh tra, kiểm tra đột xuất các DN tiếp tay cho việc gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế" - đại diện Viforest thông tin.

Nan giải chống lẩn tránh thuế - Ảnh 1.

Ngành đường trong nước từng rất khó khăn vì phải ứng phó với đường Thái Lan bán phá giá Ảnh: HOÀNG VŨ

Thép cũng là một trong những mặt hàng từng rơi vào vòng xoáy kiện tụng liên quan đến lẩn tránh thuế, giả mạo xuất xứ. Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết đã nhiều lần khuyến cáo, cảnh báo các DN trong việc làm giả hoặc tiếp tay làm giả xuất xứ vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng lâu dài đến toàn ngành.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đinh Công Khương, Giám đốc Công ty CP Thép Khương Mai, đồng tình với việc cần có chế tài xử lý mạnh tay đối với các DN làm ăn không chân chính, gây vạ lây cho DN khác. Cơ quan quản lý cũng nên vào cuộc điều tra để khẳng định rõ liệu có sự giả mạo xuất xứ đối với nhóm sản phẩm ngành thép của Việt Nam khi xuất đi nước ngoài hay không.

"Trước đây, đúng là nhiều DN Việt Nam nhập thép cán nóng từ nước ngoài về cán nguội và mạ trước khi xuất khẩu. Nguyên nhân là bởi một thời gian dài, nguồn cung thép cán nóng trong nước không đủ. Thế nhưng, nhiều DN trong nước đã sản xuất được thép cán nóng như Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim… Do đó, việc nhập khẩu về chưa chắc đã tiết kiệm chi phí hơn mua trong nước. Nhà nước cũng cần có quy định phân biệt rõ việc nhập khẩu sản phẩm về để gia công với việc nhập sản phẩm hoàn chỉnh về dán tem nhãn Việt Nam theo đúng thông lệ quốc tế, từ đó hình thành chính sách bảo vệ và có lập luận trước quốc tế để bảo vệ DN Việt. Song song đó, vẫn cần xử lý nghiêm DN gian lận, kiểm soát chặt đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc…" - ông Khương phân tích.

Ở chiều ngược lại, hiện Việt Nam cũng phải đối mặt với sản phẩm giả mạo xuất xứ từ nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa. Điển hình, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã cảnh báo tình trạng đường mía Thái Lan đi đường vòng sang 5 quốc gia Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar trước khi nhập về Việt Nam, được phát hiện khi Việt Nam khởi xướng điều tra đường Thái Lan bán phá giá và trợ cấp.

"Tuy nhiên, các DN sản xuất trong nước cũng như cơ quan chức năng cần thời gian để thu thập bằng chứng làm cơ sở xử lý vụ việc. Đến tháng 6, khi Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá 42,99% và chống trợ cấp 4,65% (tổng cộng gần 48%) thì sản lượng đường nhập khẩu từ các nước trên tăng vọt, với mức tăng 6 lần trong 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. So với vụ kiện đường mía Thái Lan, vụ này khó hơn nhưng nếu ngành sản xuất đường trong nước không quyết tâm theo đuổi thì thành quả của vụ kiện đường mía Thái Lan sẽ thành công cốc, các DN sản xuất tiếp tục rơi vào khó khăn vì đường Thái Lan bán phá giá, trợ cấp vẫn tràn về" - đại diện VSSA nhận xét.

Theo VSSA, trong 5 nước bị điều tra lẩn tránh thuế, chỉ có Malaysia khá dễ vì không sản xuất đường mía, các nước còn lại vẫn có hoạt động sản xuất nên việc chứng minh hành vi "lẩn tránh" khó khăn hơn. Một lý do khác là chính các DN ngành đường cũng có những lợi ích khác nhau. Có DN tiếp tay cho hoạt động lẩn tránh như lập công ty "ma" ở 5 nước này để trung chuyển về Việt Nam, né thuế lên đến gần 48%. Điều này khiến các DN đầu tư cho vùng nguyên liệu trong nước bị thiệt vì cạnh tranh không lành mạnh.

Không dễ xử lý

Theo luật sư Lê Thành Kính (Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Lê Nguyễn), trường hợp sản phẩm nước ngoài đội lốt xuất xứ Việt Nam để chuyển sang nước thứ 3 hay trường hợp Việt Nam phải tiếp nhận sản phẩm giả mạo xuất xứ đều gây hại trực tiếp đến sản xuất - kinh doanh của DN trong nước. Tuy nhận diện được tác hại song việc xử lý lại không đơn giản. Với trường hợp Việt Nam bị mượn xuất xứ và trở thành nơi trung chuyển, rõ ràng phải có sự tiếp tay của DN Việt Nam thì đối tác nước ngoài mới hoàn thành được mục tiêu "rửa" xuất xứ. Ngoài ra, quy định về xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ cũng có thể tạo kẽ hở để DN nhập khẩu theo luồng xanh rồi sửa lại bộ chứng từ cho mục đích khác. "Giám sát chặt chẽ hoạt động hải quan cũng như hoạt động của DN mới thành lập trong nước là việc cần đặt ra để ngăn chặn tình trạng này" - ông Kính nhìn nhận.

Với chiều ngược lại là Việt Nam nhập khẩu sản phẩm giả mạo xuất xứ (như sản phẩm đường nêu trên), việc ngăn chặn rất khó vì giao dịch xóa xuất xứ được thực hiện ở nước ngoài, sản phẩm nhập về rõ ràng hợp pháp, không bắt bẻ được.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
23 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
10 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
35 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
27 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.908.015 VNĐ / thùng

75.07 USD / bbl

1.13 %

+ 0.84

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.806.168 VNĐ / thùng

71.06 USD / bbl

1.37 %

+ 0.96

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.146.924 VNĐ / m3

3.12 USD / mmbtu

6.64 %

- 0.22

Than đá

COAL

3.596.576 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
13 giờ trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
15 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
17 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
17 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.