Nâng chất đàn bò thịt từ các giống nhập ngoại vai u, siêu thịt

11/03/2020 11:00
(Dân Việt) Vừa qua, tại Trung tâm Sản xuất tinh đông lạnh (Gia Lâm, Hà Nội), Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Công ty CP Giống gia súc Hà Nội (Công ty GGS HN) đã tổ chức lễ tiếp nhận 12 con bò đực giống Angus và Charolais được nhập khẩu từ Úc.

Với việc nhập thêm đàn bò “vai u thịt bắp”, ngành nông nghiệp đang tích cực cải tạo chất lượng đàn bò thịt trong nước, đồng thời chủ động nguồn tinh bò phục vụ chăn nuôi đại gia súc.

Tạo giống tốt, năng suất cao

Theo Công ty GGS HN, 12 con bò đực giống vừa được nhập về đều là những giống bò vai u nên có trọng lượng lớn, có con nặng trên 1 tấn, sản lượng thịt hơi cao hơn nhiều so với những giống bò địa phương.

Đơn cử như giống bò đực Angus, đây là giống chăn nuôi ít tốn kém, ít khi bị nhiễm bệnh. Khối lượng của bò trưởng thành với con đực nặng 1.000 - 1.300kg, con cái 650 - 800kg, tỷ lệ thịt xẻ 68%. Giống bò Angus nhỏ hơn so với bò BBB (được mệnh danh là giống bò siêu thịt) nhưng chất lượng thịt tốt, có vân mỡ xen kẽ trong thớ thịt giúp thịt mềm và béo, do đó có giá trị kinh tế lớn.

nang chat dan bo thit tu cac giong nhap ngoai vai u, sieu thit hinh anh 1

Lãnh đạo Bộ NNPTNT thăm khu sản xuất tinh cọng rạ và trại nuôi bò giống tại Trung tâm Giống và sữa bò Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội). (ảnh: Minh Ngọc)

Trong khi đó, bò Charolais nặng trung bình từ 900 - 1.100kg. Giống bò này lớn nhanh, cơ bắp nổi rõ vì vậy khối lượng thịt xẻ cao. Con đực nặng từ 1.200 - 1.300kg, con cái nặng 700-800kg, tỷ lệ thịt xẻ trên 65%. Giống bò Charolais trầm tính, hiền lành, chịu kham khổ, nhược điểm là chất lượng thịt không cao như bò Angus.

Bò giống sau khi được nhập về sẽ được nuôi trong khu chuồng nuôi tân đáo tại Trung tâm Giống và sữa bò Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, chuồng nuôi khép kín, điều kiện nhiệt độ ổn định. Hàng ngày đàn bò được chăm sóc, nuôi dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật do Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty GGS HN ban hành.

Thức ăn được cân đối và cho ăn theo từng giai đoạn phát triển, sinh trưởng của đàn bò. Thức ăn tinh dùng cho đàn bò là thức ăn hỗn hợp do công ty phối trộn với lượng 2kg/con/ngày. Thức ăn thô xanh bao gồm cây ngô chín sáp, cỏ voi tươi, cỏ tự nhiên, cỏ voi ủ chua với 45kg/con/ngày.

Đàn bò được quản lý theo dõi sức khỏe hàng ngày, được ghi chép đầy đủ, rõ ràng qua hệ thống sổ sách và được cập nhật thường xuyên vào hệ thống máy tính. Đồng thời xí nghiệp cũng đã triển khai tiêm phòng cho đàn bò một số loại vaccine phòng bệnh bắt buộc theo quy định của Cục Thú y để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn bò như tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

Ông Phạm Kinh Đăng - Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao cho biết, trong những năm qua, đàn bò giống từ  trung tâm ngày càng được người dân ưa chuộng, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đã góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân. Đặc biệt, với đàn bò đực giống nhập khẩu chất lượng cao lần này, tổng số bò đực giống tại trung tâm đã tăng lên 22 con, đóng góp vào chiến lược phát triển chăn nuôi bò thịt của Thủ đô và nhiều tỉnh khác.

“Hiện nay, Trung tâm GGS HN cũng đã xây dựng thành công trung tâm sản xuất tinh cọng rạ chất lượng cao ngang tầm khu vực” - ông Đăng cho biết thêm. 

Tiềm năng để phát triển chăn nuôi đại gia súc của Việt Nam còn rất lớn. Muốn phát triển chăn nuôi đại gia súc thì phải có đồng cỏ lớn. Với những công nghệ mới như hiện nay chúng ta có thể trồng cỏ thâm canh năng suất rất cao, ví dụ như cỏ VA06 và một số cỏ voi Ghine, qua đó chúng ta hoàn toàn làm chủ được công nghệ chăn nuôi bò chất lượng cao”. 
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến

Chủ động nguồn gen, cải tạo đàn bò thịt

Ông Đăng cho biết, từ năm 2017 đến nay, mỗi năm Trung tâm GGS HN cung cấp ra thị trường trên 100.000 liều tinh bò giống Brahman và trên 70.000 liều tinh bò BBB cho người chăn nuôi trên địa bàn TP.Hà Nội và nông dân nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước. Tinh bò sản xuất tại trung tâm được đánh giá có chất lượng tương đương tinh nhập khẩu.

Từ đàn bò giống chuyển giao vào sản xuất, qua công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (trong công tác quản lý và khai thác giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y, kỹ thuật chuồng trại…), trung tâm đã góp phần giúp bà con nâng cao trình độ, năng suất, hiệu quả chăn nuôi lên từ 7-15%, từ đó thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Phát biểu tại sự kiện nhập đàn bò đực chất lượng cao từ Úc, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: “Trong những năm qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tích cực phối hợp với Công ty GGS HN triển khai rất tốt việc khai thác tinh bò, đưa tinh cọng rạ vào sản xuất mang lại hiệu quả rất lớn trong chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò thịt”.

Đánh giá về việc tiếp nhận bò đực phục vụ cho việc phối giống và thực trạng phối giống trong thời gian tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, chúng ta đang tiến hành tái cơ cấu ngành chăn nuôi, định hướng sắp tới là thúc đẩy chăn nuôi đại gia súc, trong đó chăn nuôi bò thịt là một trong những trọng tâm của chiến lược 2020 – 2030, tầm nhìn 2040.

“Bằng những chỉ tiêu đánh giá trên cơ sở máy móc cũng như ở thực tiễn cho thấy, chất lượng tinh, phôi ngày càng được nâng cao. Những con bò lai F1 được đưa vào sản xuất nhiều hơn, chất lượng thịt xẻ cao hơn. Và như vậy, chăn nuôi đại gia súc nói chung, bò sữa, bò thịt năm nào cũng có sự chuyển biến tích cực, đúng hướng” - ông Tiến nhấn mạnh. 

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

11.993.685 VNĐ / tấn

21.40 UScents / lb

1.09 %

+ 0.23

Cacao

COCOA

229.634.216 VNĐ / tấn

9,033.00 USD / mt

0.60 %

+ 54.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

172.484.876 VNĐ / tấn

307.76 UScents / lb

0.42 %

+ 1.29

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.228.876 VNĐ / tấn

988.01 UScents / bu

0.23 %

+ 2.26

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.214.834 VNĐ / tấn

293.15 USD / ust

0.93 %

- 2.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
9 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
11 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.