Nâng lương cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2021: Những điều cần biếticon

Sau đây là những thông tin quan trọng cần biết về chế độ nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Sau đây là những thông tin quan trọng cần biết về chế độ nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

 

1. Có 2 chế độ nâng bậc lương, gồm:

- Chế độ nâng bậc lương thường xuyên.

- Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn.

2. Điều kiện thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên

(1) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

(2) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nâng lương cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2021: Những điều cần biết - Ảnh 1.

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

(3) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài điểm (2).

Lưu ý: Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không gồm ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

3. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và qua đánh giá đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

(1) Đối với cán bộ, công chức:

- Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

- Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

(2) Đối với viên chức và người lao động:

- Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

- Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

4. Các trường hợp bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên

Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định:

(1) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:

- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

(2) Kéo dài 6 (sáu) tháng đối với các trường hợp:

- Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Nâng lương cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2021: Những điều cần biết - Ảnh 2.

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 2 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.

(3) Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

5. Các trường hợp được nâng bậc lương trước thời hạn

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được xét nâng bậc lương trước thời hạn trong các trường hợp sau:

- Do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Có thông báo nghỉ hưu.

6. Điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn

(1) Đối với trường hợp lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản.

- Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

- Đạt đủ các tiêu chuẩn:

+ Đối với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

+ Đối với viên chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

- Tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.

(2) Đối với trường hợp có thông báo nghỉ hưu:

- Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

- Trong thời gian giữ bậc đạt đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Đối với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

+ Đối với viên chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

- Kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định

Nâng lương cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2021: Những điều cần biết - Ảnh 3.

7. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ không được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ 2 lần liên tiếp trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.

8. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì chỉ được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hoặc nâng bậc lương trước thời hạn do có thông báo nghỉ hưu.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31-7-2013.

(Theo Người Lao Động)

Tin mới

Tạo hình người tuyết, nghề lạ hái bộn tiền ở Thủ đô mùa Giáng sinh
22 phút trước
Chỉ còn hơn hơn 3 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh 2024, những ngày này các xưởng sản xuất mô hình ông già noel, người tuyết, tuần lộc tại phố cổ Hà Nội lại tất bật chuẩn bị hàng để kịp giao cho khách hàng.
Nhập khẩu thịt bò đắt đỏ bậc nhất thế giới tăng gần 20 lần trong 10 năm
31 phút trước
Trong năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 39 tấn thịt bò Wagyu - loại thịt được xếp vào diện đắt đỏ nhất thế giới.
Thủy điện đền bù vì xả nước gây chết 600 cây keo của người dân
3 phút trước
Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum vừa thống nhất phương án hỗ trợ và khắc phục sau khi nước từ hầm điều áp gây chết 600 cây keo của một hộ dân.
Không còn chuộng dầu Nga, Trung Quốc đang sở hữu một loạt các nhà cung cấp dầu thô giá rẻ hấp dẫn, một trong số đó cũng đang bị trừng phạt
37 phút trước
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang mạnh tay nhập khẩu dầu thô từ những quốc gia này trước khi ông Trump chính thức nhậm chức vào năm tới.
Loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, 2 triệu đồng/kg, ở Việt Nam trồng bạt ngàn
54 phút trước
Loại gia vị này được mệnh danh là "Nữ hoàng của các loại gia vị", là loại gia vị đắt thứ ba trên thế giới. Một kg gia vị có thể bán lẻ với giá 90 USD (khoảng 2 triệu đồng)

Tin cùng chuyên mục

Chuyện gì đây: BYD khiến loạt nhà cung cấp nổi giận, tố 'vi phạm đạo đức kinh doanh', cuộc chiến giá xe điện bắt đầu gây hậu quả lớn
4 giờ trước
Yêu cầu của BYD đã gây ra sự phẫn nộ trong số các nhà sản xuất phụ tùng ô tô.
Honda Super Cub phiên bản Disney giá hơn 200 triệu đồng tại Việt Nam
6 giờ trước
Một đơn vị nhập khẩu xe máy tư nhân tại Việt Nam đang chào bán mẫu Honda Super Cub Disney với giá cao hơn một chiếc SH 350i mới.
VinFast sắp ra mắt xe chuyên chạy dịch vụ: Thế giới đã có chưa, mua về dùng hàng ngày được không?
19 giờ trước
VinFast sẽ cho ra mắt 2 mẫu xe chuyên chạy dịch vụ trong thời gian tới.
Smartphone Trung Quốc cho iPhone "xách dép": Chuyển file "nắm và thả" như phim viễn tưởng!
20 giờ trước
Một hãng smartphone Trung Quốc vừa trình làng dòng sản phẩm mới với công nghệ AI đột phá, trong đó có tính năng chuyển file "đỉnh cao" khiến AirDrop trở nên "lỗi thời".