"Nền kinh tế nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, khó tránh phải nhập khẩu cả lạm phát"

01/06/2022 08:02
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ thì vẫn có thể kiểm soát lạm phát trong khuôn khổ cho phép, giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô và tăng trưởng từ nay đến cuối năm 2022.

Trong báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế tiếp tục mở cửa trong trạng thái "bình thường mới", lạm phát được kiểm soát, an ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm, nhiều giải pháp quyết liệt được triển khai để lành mạnh hóa thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, là nền tảng để triển khai hiệu quả lộ trình mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế từ giữa tháng 3, mở cửa trường học, dịch vụ vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật…

Tuy nhiên, giá xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu vẫn ở mức cao, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng tiêu dùng, sản xuất từ Trung Quốc; thị trường chứng khoán biến động mạnh. Đây là các yếu tố tiềm ẩn rủi ro đến phục hồi tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, đời sống của người nghèo, người thu nhập thấp.

Trao đổi bên lề Quốc hội dự báo về tình hình phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm 2022, đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp nhận định, trong những tháng đầu năm, dù dịch Covid-19 vừa mới được kiềm chế, nhưng với sự quyết tâm cao độ của Chính phủ cùng các biện pháp chỉ đạo quyết liệt, hàng loạt các chương trình phục hồi kinh tế được thực hiện đã giúp nền kinh tế dần phục hồi. Trong đó GDP 4 tháng đầu năm vẫn tăng 5,03%. Về xuất khẩu vẫn tăng trưởng cao, hàng chục ngàn doanh nghiệp được hình thành mới, hàng chục ngàn doanh nghiệp từng ngưng trệ do dịch bệnh nay đã quay lại thị trường. Đại biểu cho rằng, đây là những tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Song dự báo từ nay đến cuối năm, kinh tế trong nước cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ.

"GDP của chúng ta tăng trưởng, thu ngân sách tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng nguồn thu lại chủ yếu từ bán dầu thô, những tháng đầu năm, giá dầu tăng cao nên nguồn thu cũng năng, thu nhân sách từ bán tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân. Trong khi cách phục hồi nền kinh tế tốt nhất là tăng thu từ sự đóng góp của doanh nghiệp, đây mới là nguồn thu ổn định. Đây cũng là thách thức trong thời gian tới, cần làm sao để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giúp doanh nghiệp phục hồi. Doanh nghiệp phục hồi cũng sẽ giải quyết được bài toán căn cơ về việc làm của người lao động", đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng đặc biệt quan tâm đến việc hiện nay giá nông sản tại nhiều địa phương đang rất thấp so với mặt bằng thị trường bên ngoài. Hàng nông sản gặp khó khăn khiến đời sống người nông dân bất ổn. Để phục hồi nền kinh tế, đại biểu nhấn mạnh, cần quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có việc ổn định giá nông sản, vật tư nông nghiệp, cân bằng giữa đầu vào và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, từ đó ổn định đời sống người dân.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, trong thời gian tới, Chính phủ cũng cần quan tâm đến kìm chế lạm phát, nguy cơ vỡ nợ tín dụng, nợ xấu của doanh nghiệp sau khi nền kinh tế dần phục hồi. Một số gói hỗ trợ kinh tế hiện còn chậm, thủ tục giải ngân phức tạp, khiến đối tượng thụ hưởng khó nhận được tiền, đơn cử như gói hỗ trợ thuê nhà ở cho người lao động hay chính sách hỗ trợ đội ngũ y tế khi phòng chống dịch... "Tiền đã có, nhưng để xuống đến tay người thụ hưởng vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ", đại biểu nêu rõ.

Cùng nói về bức tranh kinh tế từ nay đến cuối năm 2022, đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội nhận định, những tháng đầu năm 2022, kinh tế trong nước vẫn chịu tác động của làn sóng Omicron khá mạnh, song GDP vẫn tăng trưởng khá, số lượng các doanh nghiệp quay lại thị trường tăng rất nhanh so với những năm trước. Điều này cho thấy sức phục hồi kinh tế khá tốt.

Đánh giá lạm phát là xu hướng chung của thế giới, một số nước chỉ số lạm phát tăng tương đối cao, Việt Nam là một nền kinh tế mở, việc nhập khẩu các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cũng đồng nghĩa với phải chấp nhận “nhập khẩu lạm phát”. Chỉ số lạm phát trong 4 tháng đầu năm khoảng 2,3%, con số này được đại biểu Hoàng Văn Cường cho là không quá cao so với những năm trước và vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới.

“Điều này giúp chúng ta có thể tin tưởng rằng lạm phát đang được kìm chế khá tốt. Đặc biệt thời gian qua chúng ta đã thực hiện các chính nhằm ngăn chặn giá xăng dầu tăng như giảm thuế môi trường với xăng dầu, giảm thuế giá trị gia tăng. Đây là một trong những yếu tố giúp kiểm soát mặt bằng giá chung”, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết.

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, đại biểu tin tưởng rằng, nếu có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ thì vẫn có thể kiểm soát lạm phát trong khuôn khổ cho phép, giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng có thể đạt được như mục tiêu đề ra.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
6 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
5 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
4 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
4 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
3 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.150.611 VNĐ / tấn

21.68 UScents / lb

2.51 %

+ 0.53

Cacao

COCOA

234.642.291 VNĐ / tấn

9,230.00 USD / mt

2.88 %

+ 258.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

174.754.709 VNĐ / tấn

311.81 UScents / lb

1.74 %

+ 5.34

Gạo

RICE

17.325 VNĐ / tấn

14.98 USD / CWT

0.29 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.143.594 VNĐ / tấn

978.88 UScents / bu

0.70 %

- 6.87

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.195.218 VNĐ / tấn

292.45 USD / ust

1.17 %

- 3.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
44 phút trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
6 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
15 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
17 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.