Nền kinh tế Zimbabwe đã tiến tới bờ vực sụp đổ như thế nào?

20/11/2017 20:55
Chế độ chính trị đã khiến quốc gia này đối mặt với siêu lạm phát, các doanh nghiệp Nhà nước phá sản và cải cách ruộng đất hỗn loạn.

37 năm trước khi Robert Mugabe nắm quyền, kinh tế Zimbabwe khỏe mạnh, đa dạng có tiềm năng trở thành một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất ở vùng châu Phi hạ Sahara ( các quốc gia châu Phi nằm hoàn toàn hay một phần ở phía nam sa mạc Sahara). Ngày nay, Zimbabwe lại là trường hợp tệ nhất trong khu vực, với thu nhập bình quân đầu người giảm 15% kể từ năm 1980.

 Tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe, sắp bị buộc từ chức kết thúc 37 năm lãnh đạo.

Tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe, sắp bị buộc từ chức kết thúc 37 năm lãnh đạo.

"Nền kinh tế đang trong điều kiện rất tệ," Welshman Ncube, một doanh nhân và chính trị gia đối lập xuất chúng, người từng nói rằng khủng hoảng kinh tế và khó khăn của chính phủ trong việc trả lương cho quân đội và cán bộ Nhà nước là một phần nguyên nhân dẫn đến cuộc lật đổ của quân đội vào tuần trước. "Thậm chí nếu tôi có 10.000 đô la trong ngân hàng thì ngân hàng của tôi chỉ có thể trả tôi 20 đô một ngày. Suy kiệt thanh khoản đang hết sức nghiêm trọng."

Sau can thiệp của quân đội vào tuần trước, mọi người đứng xếp hàng trong nhiều giờ để rút những đồng đô la quý giá khỏi các cây ATM là ví dụ mới nhất thể hiện nhu cầu với ngoại tệ mạnh. Điều này cũng phản ánh những khó khăn kinh tế trong nhiều năm qua.

Năm 2009, Zimbabwe buộc phải bỏ đồng nội tệ - đồng tiền có mệnh giá tăng kinh hoàng do siêu lạm phát. Quốc gia này dùng đô la làm phương tiện thanh toán chính. Việc đô la hóa bắt buộc đã ổn định nền kinh tế và bước đầu giúp thu nhập tăng trở lại 40%. Khi không có đồng nội tệ, cung tiền hoàn toàn phụ thuộc vào dòng đô la chảy vào trong nước, khiến chính quyền mất quyền kiểm soát với chính sách tiền tệ.

 Đồng nội tệ Zimbabwe nổi tiếng với mệnh giá cao đáng kinh ngạc với những đồng tiền lên đến 12 con số.

Đồng nội tệ Zimbabwe nổi tiếng với mệnh giá cao đáng kinh ngạc với những đồng tiền lên đến 12 con số.

Trong một nỗ lực tuyệt vọng để cải thiện thanh khoản, chính phủ phát hành tiền trái phiếu (Bond notes) vào năm 2016. Về lý thuyết, tiền trái phiếu có giá trị tương đương với ngoại tệ mạnh nhưng lại nhanh chóng mất giá. Cung tiền tăng 36% trong năm đó và tiền trái phiếu giảm 80% ở thị trường phi chính thức (thị trường chợ đen), có nguy cơ khiến lạm phát tăng cao hơn nữa.

Lạm phát hằng năm hơn 14% và thâm hụt ngân sách 12% trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Mặc dù trợ cấp xuất khẩu 175 triệu đô la, nhưng thâm hụt thương mại lớn hơn 10% GDP. Trong tương lai, chính quyền mới có lẽ phải đưa đồng nội tệ trở lại với những hậu quả xấu tiềm ẩn.

 Tiền trái phiếu có giá trị tương đương với đô la Mỹ.

Tiền trái phiếu có giá trị tương đương với đô la Mỹ.

Những năm đầu thập niên 90s, khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Mugabe miễn cưỡng nghe theo Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ phương Tây trong một chương trình điều chỉnh cơ cấu được thiết kế sơ sài và quản lý yếu kém. Những người phác thảo chương trình này cho rằng tự do hóa thị trường và tài chính, cùng với dịch vụ công và cải cách doanh nghiệp Nhà nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng và sản xuất.

Thế nhưng, nhiều cải cách khu vực công đã "chết yểu", những cải cách này phi công nghiệp hóa thay vì thúc đẩy công nghiệp. Đầu ra của ngành công nghiệp ngày nay ít hơn 10% GDP, ngược lại với đỉnh điểm 25% vào đầu những năm 90s.

Số việc làm không thuộc lĩnh vực nông nghiệp vào khoảng 850.000. Con số này không thay đổi kể từ cuối thập niên 80s, trong khi số việc làm trong ngành công nghiệp giảm từ hơn 200.00 xuống 90.000. Ngày nay, việc làm trong khu vực công (không kể quân đội) chủ yếu là giáo viên, nhân viên y tế và cán bộ Nhà nước, chiếm khoảng hơn 40% các công việc chính thức.

Các cải cách thị trường không kích thích nền kinh tế như nhà tài trợ và các tổ chức đã hứa, thậm chí còn khiến đất nước thụt sâu trong khủng hoảng. Điều đó buộc ông Mugabe sử dụng những biện pháp dữ dội hơn. Các biện pháp đó bao gồm chi tiêu vượt ngân sách cho cựu chiến binh do cuộc chiến của quân đội Zimbabwe ở Cộng hòa dân chủ Congo năm 1998 nhằm hỗ trợ triều đại Kabila. Những sự kiện trên khiến Zimbabwe trượt dốc trong siêu lạm phát và sụp đổ tiền tệ đầu những năm 2000s.

Cựu chiến binh là những người tiên phong cho chính sách tái phân phối đất đai đầy hỗn loạn vào năm 2000, trước thềm cuộc bầu cử mà nhiều nhà phân tích cho rằng phong trào vì dân chủ của nhà cải cách Morgan Tsvangirai giành được nhiều phiếu bầu hơn nhưng không thắng cử do quá trình kiểm phiếu.

Cải cách ruộng đất khiến nền kinh tế càng đi xuống, GDP thực tế giảm 45% trong một thập kỷ tính đến năm 2009. Sản xuất nông trại sụp đổ và sản lượng năm 2008 chỉ đạt 2/3 so với mức cao nhất vào năm 2000. Mặc dù sự hồi phục xảy ra sau đó nhưng sản xuất vẫn giảm ít nhất 1/4 thậm chí ngay cả sau vụ mùa bội thu năm ngoái.

Tuy nhiên, Tendati, Bộ trưởng Bộ Tài chính từ 2009 đến 2013, nói rằng nền kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng nếu nó có thể thu hút đầu tư nước ngoài và tái tham gia kinh tế quốc tế. "Hãy nhìn cách chúng ta đã phục hồi trong chính phủ của sự đoàn kết quốc gia", ông đề cập tới sự phục hồi khỏi tình trạng siêu lạm phát sau năm 2009. "Chúng ta có thể xây dựng nền kinh tế trị giá 100 tỷ đô trong vòng 15 năm và có tỉ lệ tăng trưởng là 7% một năm".

 Người dân vui mừng khi “triều đại” của Mugabe sắp chấm dứt.

Người dân vui mừng khi “triều đại” của Mugabe sắp chấm dứt.

Emmerson Mnangagwa, Phó tổng thống, người có vẻ sẽ kế vị Mugabe, đứng đằng sau hỗ trợ tiến trình Lima, qua đó chính phủ hy vọng xóa sạch các khoản nợ lâu chưa trả, mở ra con đường đối với các quỹ và đầu tư nước ngoài.

Quân đội tiếp quản tuần trước cố gắng thể hiện sự thân thiện với kinh doanh. Trong thông cáo báo chí, Lực lượng phòng vệ Zimbabwe, hiện điều hành nước này, nhấn mạnh rằng họ sẽ hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và muốn tạo ra "một đất nước Zimbabwe hòa bình, thống nhất, thịnh vượng và thân thiện với các nhà đầu tư".

Để làm được điều đó, Zimbabwe sẽ cần một số gói cứu trợ quốc tế và thu hút các nhà đầu tư mới. "Bạn sẽ không thể cải thiện nền kinh tế này, nếu không có sự hỗ trợ từ quốc tế”.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
34 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
21 phút trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
27 phút trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
2 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
2 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cao vút, nhiều chặng hết vé
2 giờ trước
Giá vé máy bay dịp 30/4-1/5 tiếp tục tăng nóng, một số chặng hết vé dù Cục hàng không chỉ đạo các hãng tăng chuyến phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Fanpage, kênh TikTok triệu follower của Hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt 'bay màu'
3 giờ trước
Fanpage 2,7 triệu người theo dõi và kênh TikTok 5,5 triệu người theo dõi của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên đột ngột biến mất.
Xôn xao bánh mì Huynh Hoa hơn 1 triệu/2 ổ được "xách tay" sang Mỹ, cách đóng gói càng khiến dân tình trầm trồ
4 giờ trước
Rất nhiều bài đăng bán bánh mì Huynh Hoa "xách tay" sang Mỹ thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
Xe tay ga mới của Honda giá chỉ 32 triệu đồng, rẻ như Vision nhưng trang bị xịn không kém SH Mode
8 giờ trước
Mẫu xe mới của Honda có thể trở thành đối thủ xứng tầm của Honda Vision, mẫu xe tay ga ăn khách bậc nhất tại Việt Nam?