Thành phố Thuận An
Thành phố Thuận An được thành lập vào năm 2011, là khu vực có dân số cao nhất và được xem là đô thị cửa ngõ của Bình Dương. Thuận An có vị trí đắc địa tiếp giáp với TP.HCM và dễ dàng giao thương với Đồng Nai thông qua các tuyến đường quốc lộ 13 đường tỉnh 743, đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn…
Thuận An có vị trí chiến lược, giáp ranh với các đô thị phát triển điển hình như phía Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, còn phía Tây giáp quận 12 và huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, cuối cùng là phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Bản đồ thành phố Thuận An
Trong đó, thành phố Thuận An với vị trí tiếp giáp TP.HCM, được xem là cửa ngõ giao thương của tỉnh Bình Dương đã lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư.
Từ năm 2019 - 2021, thị trường tại Thuận An liên tục tăng gía, có những khu vực lên đến 30 - 40 triệu/m2 và đã đến ngưỡng cao. Việc mua vào đầu tư với giá cao mà biên độ tăng trưởng bị chậm lại và sự khan hiếm sản phẩm tốt khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc tìm kiếm thị trường khác.
Thành phố Dĩ An
Thành phố Dĩ An nắm tại vị trí là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, TPHCM...Vì đây là cửa ngỏ quan trọng phía đông nam của Bình Dương nên nơi đây tiếp giáp với các khu trung tâm lớn như: phía đông giáp Biên Hòa, phía tây giáp thành phố Thuận An, phía nam giáp Quận 9 và Thủ Đức, phía bắc giáp Tân Uyên.
Bản đồ thành phố Dĩ An
Khoảng hơn 2 năm qua từ 2018 đến 2020, nhà đất tại Dĩ An (Bình Dương) liên tục ghi nhận giá đất tăng cao. So với năm ngoái, nhà đất ở địa phương này theo ghi nhận của giới kinh doanh tăng trung bình 20-30% tùy khu vực. Tuy nhiên, hiện giao dịch có phần chững lại do mặt bằng giá cao, nguồn cung khan hiếm.
Từ giữa năm 2019, lượng giao dịch mua bán thành công tăng đáng kể, nhiều dự án bất động sản mới được triển khai nhiều điểm nhà đất đã cán mốc trên 40 triệu/m2. Bất động sản thị trường này đã bắt đầu thi vào thời kỳ khan hiếm về nguồn cung. Hầu hết các dự án bất động sản từ sau năm 2015 chỉ giao động ở quy mô dưới 10 hecta. Đất nền và nhà phố là 02 phân khúc khó tìm kiếm.
Huyện Bàu Bàng
Xét về tiềm năng phát triển, Bàu Bàng tuy sinh sau đẻ muộn nhưng không thua kém bất kỳ địa phương nào thậm chí được dự kiến sẽ là trung tâm công nghiệp vượt bậc trong thời gian sắp tới.
Từ năm 2014 đến nay, chỉ trải qua 5 năm xây dựng nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự thay đổi nhanh chóng của huyện Bàu Bàng.
Nhưng năm trở lại đây huyện Bàu Bàng tăng cường thu hút đầu tư và triển khai các dự án: tính đến thời điểm tháng 4/2019, trên địa bàn toàn huyện đã có hơn 600 dự án đầu tư từ trong và ngoài nước, với tổng ngân sách lên đến hơn 2,5 tỷ USD. Trong giai đoạn sắp tới, Bàu Bàng vẫn tiếp tục ưu tiên các dự án phát triển về cơ sở hạ tầng, dân cư, giao thông,… có ngân sách lớn để nhanh chóng hoàn thiện diện mạo và tập trung phát triển kinh tế.
Bàu Bàng được ra đời với nhiều kỳ vọng của tỉnh Bình Dương, một trong số đó chính là giải quyết áp lực dân cư cho các huyện, thành phố trung tâm tỉnh Bình Dương và hỗ trợ phần nào cho Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh các dự án công nghiệp, giao thông, cơ sở hạ tầng, dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư cũng sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện.
Ảnh chụp dự án khu đô thị Lai Uyên – Bàu Bàng( chụp ngày 28/02/2022 )
Với tốc độ và tình hình tăng trưởng này, trong khoảng 5 – 10 năm tới, huyện Bàu Bàng sẽ nhanh chóng bắt kịp các địa phương lân cận và trở thành một trong những khu vực có thị trường Bất động sản thu hút và khan hiếm bậc nhất tại Bình Dương.
Bàu Bàng đang mạnh mẽ phát triển với tiềm năng rõ rệt nhưng giá đất đang ở điểm trũng của thị trường. Việc đón đầu vào thời điểm này sẽ giúp tăng trưởng thặng dư của nhà đầu tư.
Để biết thêm thông tin về các dự án và chương trình ưu đãi, liên hệ:
Công ty cổ phần đầu tư BuinGroup: 091 761 9999