'Nếu bị Mỹ trừng phạt thuế, nhiều ngành hàng Việt xóa sổ'

19/07/2019 08:28
"Chúng tôi bắt đầu phát hiện thấy nhiều doanh nghiệp Việt bắt tay với doanh nghiệp Trung Quốc để hỗ trợ họ lách thuế của Mỹ..."- ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam nói.

Việt Nam chưa chắc hưởng lợi nhiều từ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đây là nhận định của các chuyên gia tại cuộc hội thảo Đối đầu thương mại Mỹ Trung do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tổ chức tại TP.HCM sáng nay 18-7.

Theo ông Vũ Đức Giang , Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, cuộc chiến Mỹ - Trung đang tác động tiêu cực đến ngành này. Chẳng hạn, ngành sợi Việt Nam một năm có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chiếm 2,4 tỉ USD.

Nhưng đến năm nay, ngành sợi Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc với một tỉ lệ rất nhỏ so với mục tiêu đặt ra. Nguyên nhân Trung Quốc đang khuyến khích các doanh nghiệp của mình xuất khẩu sợi ngược lại vào Việt Nam. Họ có lợi thế do thuế VAT đầu vào tại Việt Nam chỉ có 10%, trong khi VAT đầu vào Trung Quốc là 17%. Đây là mức chênh lệch khiến ngành sợi Việt không thể cạnh tranh lại.

“Mặc khác khi Mỹ áp thuế 25% lên hàng may mặc Trung Quốc thì họ quay sang ép sợi Việt Nam phải giảm giá 15% họ mới mua. Nên ngành sợi gần như bị đóng cửa với thị trường Trung Quốc”, ông Giang nói.

Ông Giang cho biết, ngành dệt may Việt Nam một năm xuất khẩu đến 40 tỉ USD, trong đó 42% vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay các khách hàng Mỹ không thực hiện thanh toán theo LC mà chuyển sang hình thức T/T, nên họ yêu cầu được trả chậm 30 ngày, 60 ngày thậm chí là 120 ngày. Cách thanh toán này cực kỳ áp lực và rủi ro. Ngược lại, nếu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc để sản xuất thành phẩm, Việt Nam phải thanh toán bằng L/C thì họ mới giao hàng.

"Một điều nguy hiểm hơn, chúng tôi bắt đầu phát hiện thấy nhiều doanh nghiệp Việt bắt tay với doanh nghiệp Trung Quốc để hỗ trợ họ lách thuế của Mỹ. Các sản phẩm may mặc Trung Quốc đã hoàn thiện gần như toàn bộ, và chuyển hàng đó sang Việt Nam ủi và đóng gói để hưởng xuất xứ Việt Nam. Nếu chúng ta không thể kiểm soát điều này sẽ đặt Việt Nam vào nhiều thách thức và đầy rủi ro trước Mỹ", ông Giang cảnh báo.

Ông Giang cũng đưa ra khuyến cáo hiện nay các nhà buôn của Mỹ đang đưa ra một đề xuất thanh toán tưởng như có lợi mà hết sức rủi ro. Đó là các đối tác Mỹ yêu cầu thanh toán 70% theo hợp đồng chính thức, còn 30% còn lại bằng tiền nước khác. Mục đích là họ chỉ chịu thuế trên 70%, và 30% còn lại không bị áp thuế. Nếu chấp nhận điều này vô hình chung, các doanh nghiệp Việt đang tiếp tay cho việc né thuế, mà Mỹ phát hiện ra sẽ truy đến cùng.

Nếu bị Mỹ trừng phạt thuế, nhiều ngành hàng Việt xóa sổ - Ảnh 1.

Việt Nam chưa chắc hưởng lợi nhiều từ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang , Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, quan sát các số liệu cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đang bị suy giảm. Xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ. Trong khi năm 2018, tăng trưởng 38% so với cùng kỳ 2017.

Tại các thị trường khác hàng hóa Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh bởi Trung Quốc và các nước khác. “Nó chứng minh suy đoán của chúng tôi là nếu hàng Trung Quốc khó vào Mỹ thì họ sẽ chuyển sang các thị trường khác, khiến cho hàng Việt khó cạnh tranh hơn.

Thứ 2 là Trung Quốc khuyến khích tăng tiêu dùng sản phẩm trong nước và hàng Việt xuất khẩu vào Trung Quốc gặp khó khăn hơn. Cuối cùng, khi bị Mỹ áp thuế mạnh thì Trung Quốc giảm sản xuất, nên các hàng hóa nằm trong chuỗi cung ứng phục vụ cho sản xuất hàng hóa của Việt Nam cũng giảm theo. Đó cũng là một khó khăn cho ngành sản xuất Việt Nam”, bà Trang nói.

Bà Trang cũng cho biết, về tác động đầu tư, căng thẳng thương mại, FDI có xu hướng sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Nhưng thực tế là FDI có dịch chuyển khỏi Trung Quốc nhưng đang tăng trở lại. Và FDI chuyển dịch ra Trung Quốc nhưng chưa chắc vào Việt Nam mà đến các nước khác. Số liệu cũng chứng minh cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, đầu tư vào Việt Nam giảm 9,2% so cùng kỳ.

“Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam không phải có lợi mà đang gặp khó khăn không chỉ ở các thị trường có liên quan mà cả thế giới”, bà Trang nói.

Ông Vũ Bá Phú , Cục Trưởng Cục xúc tiến thương mại , Bộ Công thương cho biết, điều đáng lo ngại nhất là Việt Nam đang là điểm đến lẩn tránh thuế, không chỉ mỗi mặt hàng đồ gỗ, may mặc mà nhiều hàng hóa khác như cả linh kiện điện tử, máy tính xuất khẩu sang Mỹ rất  ít bỗng dưng tăng lên trăm phần trăm, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc mặt hàng này cũng rất cao. Điều này rõ ràng khó khiến Mỹ chấp nhận được.

Nếu Mỹ mà trừng phạt tăng thuế thì nhiều ngành hàng bị xóa sổ, và nền kinh tế Việt Nam đặt vào tình hướng nguy hiểm, do kinh tế Việt Nam dựa vào xuất khẩu rất lớn lên đến 150% GDP.

“Một điều quan trọng của nguyên tắc WTO là cân bằng thương mại, mà nhiều năm qua, Việt Nam lại đang thặng dư xuất khẩu qua Mỹ. Rõ ràng dù biết vậy chúng ta không thể dừng xuất khẩu.

Vấn đề tốt nhất là Việt Nam hợp lý hóa chuỗi cung ứng bằng cách mua nguyên vật liệu từ Mỹ hoặc tăng mua sản phẩm của Mỹ. Cuối cùng là Việt Nam nên trao đổi thẳng thắn các vấn đề thương mại 2 chiều một cách minh bạch, chứ không phải Việt Nam trục lợi hay hỗ trợ đối tác lẩn tránh thuế”, ông Phú nói.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
44 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
1 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
48 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
13 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
13 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
18 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
19 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
19 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.