Nếu dịch Covid-19 kéo dài hết tháng 6, chỉ còn 15% DN duy trì hoạt động

05/04/2020 18:04
Nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 6/2020, chỉ còn 14,9% DN duy trì được hoạt động, 32,4% DN sẽ tạm dừng hoạt động.

Gần 94% DN chịu tác động tiêu cực do Covid-19

Trường Đại học Kinh tế quốc dân vừa công bố "Báo cáo tác động của Covid-19 đến nền kinh tế". Số liệu được công bố tại Báo cáo cho thấy, tính đến cuối tháng 3/2020, đã có hơn 15% số doanh nghiệp (DN) phải cắt giảm quy mô sản xuất.

Nếu ước tính lao động bình quân một DN khoảng 25 người thì đã có khoảng 400.000 lao động bị ảnh hưởng do các DN tạm ngừng kinh doanh; khoảng 440.000 – 880.000 lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm. Nếu dịch bùng phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm có thể tăng lên 1,32 triệu người.

Nếu dịch Covid-19 kéo dài hết tháng 6, chỉ còn 15% DN duy trì hoạt động - Ảnh 1.

Khảo sát tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động doanh nghiệp.


Để đối phó với những khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, các DN đã có các giải pháp ứng phó. Cụ thể, 65,5% DN thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên; 35,3% DN phải cắt giảm lao động; 34% DN phải cắt giảm lương nhân công lao động; 44,7% DN cắt giảm quy mô sản xuất kinh doanh; 34,7% DN lựa chọn tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh để chờ qua thời kỳ khó khăn; 15,1% DN thực hiện chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh mới.Kết quả khảo sát cho thấy có gần 94% DN điều tra đánh giá dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Sụt giảm doanh thu đang là khó khăn lớn nhất mà nhiều DN gặp phải trong thời kỳ dịch bệnh. Hầu hết số DN bị sụt giảm từ 50% doanh thu trở lên, chỉ 2,7% DN bị giảm dưới 10% doanh thu. Trong khi doanh thu bị sụt giảm nặng nề, các DN vẫn phải gánh nhiều khoản chi phí mà lớn nhất là chi phí nhân công (với 34,5% DN), chi trả lãi vay ngân hàng (25% DN), chi phí hoạt động thường xuyên (20,6%), chi phí thuê mặt bằng (17,9%).

Mặc dù các DN đã có nhiều hành động nhằm đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng và kéo dài, các chuyên gia của trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, sẽ nhiều nguy cơ xấu có thể xảy ra. Cụ thể, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 4/2020, 49,2% DN vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh; 31,9% cắt giảm qui mô sản xuất; có 18,1% phải tạm dừng hoạt động; và 0,8% có khả năng phá sản.

“Nếu dịch kéo dài đến hết tháng 6/2020, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chỉ còn 14,9% DN duy trì được hoạt động; 46,6% DN tiếp tục cắt giảm qui mô; 32,4% sẽ tạm dừng hoạt động và 6,1% DN đứng trên bờ vực phá sản. Tỷ lệ DN có khả năng phá sản sẽ tăng cao, đến mức 19,3% nếu dịch kéo dài đến hết tháng 9/2020 và 39,3% nếu dịch kéo dài đến hết năm nay”, PGS. TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, trường Đại học Kinh tế quốc dân nhận định.

Giám sát để tránh hệ lụy tiêu cực

Để giải cứu các doanh nghiệp và người lao động khỏi những tác động tiêu cực của dịch bệnh, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành đã thực hiện các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế quốc dân, dường như chưa có chính sách nào vượt trội hơn cả nhằm đáp ứng nhu cầu của số đông doanh nghiệp.

Đại diện nhóm nghiên cứu, PGS. TS. Tô Trung Thành cho rằng, cần phải có những phản ứng chính sách rất đặc thù với mục tiêu an toàn của con người là trên hết và phải chuẩn bị nhiều kịch bản khác nhau để có các giải pháp nhanh chóng, kể cả những kịch bản xấu nhất.

Nếu dịch Covid-19 kéo dài hết tháng 6, chỉ còn 15% DN duy trì hoạt động - Ảnh 2.

Các giải pháp doanh nghiệp ứng phó với ảnh hưởng của dịch bệnh


Cùng với đó, cần có các chính sách nhằm vào việc cải thiện khả năng thanh khoản, kéo dài khả năng chống đỡ của DN và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt quan tâm đến những khu vực dễ bị tổn thương như người lao động, các DN nhỏ và vừa trong ngắn hạn (đặc biệt tại những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) nhưng đồng thời cũng cần tránh sự đổ vỡ của các DN lớn, đầu tầu để từ đó lan sang các khu vực khác.

Đối với các DN chịu ảnh hưởng, phải nới lỏng các điều kiện tín dụng, hoãn chi trả nợ, miễn lãi, giảm lãi, cho phép tái cơ cấu lại nợ để cải thiện tính thanh khoản và khả năng chịu đựng của DN cho tới khi qua được khó khăn.

“Những chính sách giải cứu tập trung không chỉ vào khả năng thanh khoản mà còn là khả năng thanh toán (tồn tại hay phá sản) của các DN. Ngân hàng Nhà nước cần sẵn sàng bơm thêm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng với lãi suất có thể cắt giảm thêm 1-2 điểm phần trăm”, PGS.TS. Tô Trung Thành khuyến nghị.

Về chính sách tài khoá, cần miễn, giảm một số loại thuế cho doanh nghiệp: giảm 50% thuế thu nhập DN năm 2020 cho DN vừa và nhỏ; giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho các hàng hóa dịch vụ gặp khó khăn, giãn nộp thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng; đẩy mạnh xúc tiến triển khai dịch vụ thuế điện tử (eTax)…Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động các cơ chế về BHXH.

Về phía các DN cũng phải có giải pháp tái cơ cấu DN theo hướng giảm đầu mối, tăng hiệu quả, cập nhật công nghệ, cơ cấu và đào tạo lại nhân lực; phát triển các nguồn nguyên vật liệu trong nước, tìm và thay thế các nguồn nhập khẩu, phát triển các nguồn nguyên liệu và liên kết sâu với các nhà cung ứng nội địa…

Khi cầu chi tiêu từ khu vực DN và người dân giảm mạnh, Nhà nước cần đóng vai trò là đối tượng chi tiêu chính. Do vậy, đầu tư công đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đầu tư công phải đúng mục đích, tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt và cần đúng thời điểm mà nền kinh tế cần. Cần có sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội để tránh xảy ra những hệ lụy tiêu cực.

Bên cạnh đó, khi các chính sách tiền tệ hay tài khóa truyền thống không đủ hỗ trợ khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì cần có các can thiệp tài khóa trực tiếp từ chính phủ như mua lại nợ, tăng sở hữu vốn nhà nước…ở một số lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Cần tránh tối đa sự đổ vỡ của các tập đoàn lớn.

“Bất kể bệnh dịch kéo dài bao lâu, nhiều DN có thể sẽ phá sản, Việt Nam cần bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô. Cần giữ lạm phát và lãi suất ở mức thấp, tỷ giá ổn định, đầu tư công được thực hiện đúng mục đích và giám sát tốt, môi trường đầu tư được cải thiện, để sau dịch bệnh, nền kinh tế sẽ hồi phục nhanh chóng”, đại diện nhóm nghiên cứu nhấn mạnh./.

Nếu dịch Covid-19 kéo dài hết tháng 6, chỉ còn 15% DN duy trì hoạt động - Ảnh 3.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
6 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
4 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
4 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
3 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
2 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
20 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
3 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.