Nếu gạo A có tiếng và doanh số tốt, sẽ được trộn với loại rẻ hơn có hình dạng tương tự, người tiêu dùng không tài nào phân biệt được

28/11/2017 19:01
Đứng trước một cửa hàng chuyên doanh sỉ và lẻ gạo tại TP.HCM, một trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp gạo lớn ở đồng bằng sông Cửu Long đưa tay chỉ mấy chục chiếc xô đựng gạo phía trên cắm bảng giá mica: cái gọi là “thương hiệu” gạo chính đây, một cái tên gợi nhớ đến địa phương nơi xuất xứ và một mức giá, hai cái này đều do… chủ cửa hàng nghĩ ra.

Chẳng hạn thơm lài Long An, giá 19.500 đồng hay jasmine Đồng Tháp 20.900 đồng… Không ai biết độ chính xác ở đâu. Anh còn nói nếu sang một cửa hàng bên kia đường mọi thứ sẽ khác. Vị trưởng phòng này còn chỉ về phía góc cửa hàng nói rằng hai sản phẩm gạo của doanh nghiệp anh thay vì đựng trong bao bì đóng gói từ nhà máy họ cũng xé ra, trút vào bao, cắm tấm bảng bán cao hơn 10% với giá đề xuất.

Bảng giá gạo tại các tiệm bán gạo hiện nay chỉ là một thứ đầu dê, vì không ai biết nguồn gốc và lý lịch gạo nằm trong cái thúng hư thực đến đâu. Ảnh: TL

Bảng giá gạo tại các tiệm bán gạo hiện nay chỉ là một thứ "đầu dê", vì không ai biết nguồn gốc và lý lịch gạo nằm trong cái thúng hư thực đến đâu. Ảnh: TL

Trong khuôn khổ diễn đàn Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long – Mekong Connect 2017, gạo là một trong bốn chủ đề lớn của chương trình. Kết quả cho thấy hiện nay trên thị thường nói chung ước tính có hơn 130 loại nhãn hiệu gạo khác nhau đang tồn tại và chưa có nhãn hiệu nào chiếm hơn được 3% dung lượng thị trường. Có nghĩa là thị trường gạo Việt Nam đang cực kỳ “phân mảnh” và rất ít doanh nghiệp đang xây dựng được thương hiệu gạo đúng nghĩa.

Các doanh nghiệp kinh doanh gạo than thở rằng ngoài chi phí rào cản thâm nhập (chi phí thương mại, giấy tờ thủ tục hành chính) còn khá phức tạp trong quản lý nhà phân phối/đại lý/đội ngũ bán hàng và nhất là có nhiều hạn chế trong quản lý giá, thực hiện các chiến dịch marketing, trưng bày tại điểm bán…

Cái “kỳ quái” nhất của thị trường gạo chính là việc xác định ai là người thực sự đang “làm thương hiệu” trên thị trường và đang thu lợi nhuận thế nào

Tiếp tục câu chuyện của doanh nghiệp trên (cũng là vấn đề đau đầu của hàng loạt doanh nghiệp khác đã từng chia sẻ trong hầu hết các diễn đàn về thị trường gạo): doanh nghiệp này mất gần hai năm để làm nên dòng sản phẩm gạo sạch, một kỳ công từ việc chọn vùng nguyên liệu, giữ được vùng nguyên liệu ổn định bằng việc cộng tác lâu dài với nông dân, đến khâu chế biến sau thu hoạch cũng phải khác, rồi đầu tư máy móc đóng gói bao bì…

Một hành trình gian nan hơn nhiều so với làm gạo thông thường. Chưa kể đa số các doanh nghiệp gạo sạch trên thị trường hiện nay chưa đặt mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu xây dựng thương hiệu “dẫn” nên bán hòa vốn, thậm chí phải dùng lợi nhuận từ thị trường xuất khẩu hoặc các mảng khác phụ vào, chấp nhận bán lỗ để mong người tiêu dùng dễ chấp nhận.

Thế nhưng sau khi tung ra thị trường, một thời gian sau doanh nghiệp phát hiện có sản phẩm tương tự với tên gọi na ná nằm ngay bên cạnh với giá rẻ hơn vài trăm đồng. Đại diện doanh nghiệp phân tích thêm: trong ngành gạo, với tính đặc thù của ngành việc chênh lệch vài trăm đồng cho 1 ký gạo nếu làm đúng thì không phải là dễ, bao nhiêu đó cũng đủ cho người tiêu dùng cân nhắc chọn sản phẩm rồi. Vậy mà có trường hợp người ta làm gạo nhái rẻ đến vài ngàn, thậm chí cả chục ngàn.

Khảo sát của chúng tôi cũng chỉ ra thực trạng tương tự, “gạo nhái” đang diễn ra ở khắp nơi

Với khoảng 20 – 25 loại gạo “nguồn” (tính từ ruộng của người nông dân trồng) qua tay thương lái, các đầu mối và chủ đại lý đã biến thành mấy trăm loại gạo khác nhau (nhiều hơn 130 loại chúng tôi đề cập). Trong dải giá từ 10.000 – 50.000 đồng, cứ mỗi chênh lệch 100 đồng sẽ có một nhãn hiệu gạo khác nhau, ví dụ: 15.200 đồng sẽ có một loại, 15.300 đồng sẽ có một loại với tên gọi khác đi chút xíu, cứ thế tính tiếp.

Nếu một loại gạo A nào đó có tiếng và bán doanh số tốt, ngay lập tức sẽ được phối trộn với loại gạo rẻ hơn có hình dạng hạt tương tự để thành loại gạo cùng tên gọi và giá rẻ hơn. Người tiêu dùng không tài nào phân biệt được.

Doanh nghiệp chia sẻ: họ trộn thêm gạo rẻ và giữ lại thương hiệu gốc từ doanh nghiệp thì còn “nhân đạo”, vì lúc đó doanh nghiệp ít nhất cũng còn bán được một ít, nhiều trường hợp họ thay thế gạo chất lượng thấp hơn vào, doanh nghiệp chẳng những không bán được mà thương hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mỗi đại lý làm theo một kiểu, kết quả là hàng ngàn loại gạo xuất hiện, người tiêu dùng như lạc vào mê cung cùng các loại gạo mà không thể phân biệt đâu là gạo đúng chất lượng với mức giá hợp lý họ phải trả.

Chia sẻ với các doanh nghiệp, ai cũng biết thực trạng này nhưng không có cách nào xử lý được, vì thực trạng hiện nay là ngay cả những doanh nghiệp lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa có hệ thống phân phối kênh truyền thống mạnh, đủ sức kiểm soát và hạn chế chuyện này (kênh truyền thống chiếm 90 – 95% doanh số).

Vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ đại lý gạo hàng ngày vẫn đang “đánh lừa” người tiêu dùng và doanh nghiệp theo cách này, trực tiếp làm méo mó thị trường gạo. Không ít thương hiệu gạo chất lượng tốt, mới lọt lòng nhưng đã sớm chết yểu vì kiểu làm ăn chụp giật này.

Không chỉ có doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng, mà ngay cả gạo Campuchia cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Từ năm 2016, chủ đề gạo sạch xuất xứ từ Campuchia trở nên “nóng” trên toàn bộ thị trường (ước tính 300.000 tấn gạo đã được nhập khẩu trong một năm qua), nhưng thực tế là nếu đúng là gạo sạch Campuchia thì khó có thể có mức giá dưới 30.000 đồng/kg, nhưng hiện nay trên thị trường gạo Campuchia lại chỉ có giá 20.000 đồng.

Tức là: vấn nạn gạo nhái đã “tấn công” và sinh ra những sản phẩm gạo sạch “bất nhân” như thế, doanh nghiệp Việt và người trồng lúa Campuchia đều chịu thiệt hại, chỉ có các đại lý gạo là hưởng lợi mà thôi.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

11.898.408 VNĐ / tấn

21.23 UScents / lb

0.28 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

229.405.421 VNĐ / tấn

9,024.00 USD / mt

0.50 %

+ 45.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

172.423.227 VNĐ / tấn

307.65 UScents / lb

0.39 %

+ 1.18

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.222.151 VNĐ / tấn

987.29 UScents / bu

0.16 %

+ 1.54

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.220.438 VNĐ / tấn

293.35 USD / ust

0.86 %

- 2.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
8 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
10 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.