Nếu muốn sống, Uber hãy nhanh “về một nhà” với Didi Chuxing

16/01/2018 21:00
Didi hiện đang có mô hình phát triển vững chắc, đội ngũ quản lý tập trung vào chuyên môn chứ không đấu tranh chính trị, và quan trọng nhất là Didi đang sở hữu một chiến lược xâm chiếm toàn cầu ưu việt – bằng chứng là Uber đang bị Didi đánh bại ở hàng loạt thị trường. Các chuyên gia đánh giá Uber hiện nay đã quá già cỗi và quá thiếu sự linh hoạt cần thiết để tiếp tục phát triển, bắt tay với “sát thủ” Didi sẽ là phương án tồn tại khả thi nhất của “ông hoàng” gọi xe.

2017 – Một năm đầy biến động

Vào giữa năm 2016, Uber vươn lên trở thành ứng dụng gọi xe số 1 trên thế giới. Sau khi chiếm lĩnh sân nhà tại Mỹ, Uber liên tục tấn công khắp các châu lục và gây chấn động trên toàn cầu. Trong lúc đó Didi Chuxing chỉ là một app gọi xe không ai biết tới ngoài người dân Trung Quốc, và phải đang chật vật chạy đua để giành thị phần với Uber tại đây.

Nhưng chỉ qua 1 năm, Uber hiện đã trở thành một "ổ scandal" với hàng loạt bê bối và tốc độ đốt tiền nhanh không tưởng (chịu lỗ 5 tỷ USD chỉ trong năm 2017). Thêm vào đó, các kế hoạch mở rộng thị trường của Uber liên tục phá sản.

Ở một thái cực khác, Didi không chỉ chiếm và "đuổi" Uber ra khỏi sân nhà của mình, ứng dụng non trẻ này còn liên tục có những động thái chiếm lĩnh thị trường toàn cầu qua một hướng đi rất thông minh là đầu tư và hợp tác. Các nhà quản lý của Didi đã xây dựng một "Apple" của riêng mình, không là người sáng tạo nhưng là người thực thi giỏi nhất.

Một số thành tích ấn tượng của Didi trong năm 2017:

- Sở hữu hơn 400 triệu khách hàng thường xuyên với đội ngũ hơn 175 triệu tài xế.

- Gọi vốn thành công hơn 4 tỷ USD và được định giá hơn 50 tỷ USD.

- Đầu tư vào Grab để cùng trở thành một thế lực thống lĩnh Đông Nam Á với hơn 70% thị trường.

- Đầu tư vào Ola để đứng đầu thị trường Ấn Độ với hơn 650.000 tài xế, so với 200.000 của Uber.

- Đầu tư vào Taxify để tiếp tục phát triển ra Châu Phi và Châu Âu – Taxify thậm chí được chính quyền thành phố London cấp phép trong lúc Uber bị "khai trừ" và đang chật vật để trở lại thị trường này.

- Thâu tóm ứng dụng gọi xe "99" của Brazil, thị trường lớn thứ 2 trên thế giới của Uber với hơn 500.000 cuốc xe.

Nếu muốn sống, Uber hãy nhanh “về một nhà” với Didi Chuxing - Ảnh 1.

Vì thế, giữa cuộc đua song mã ngày càng có kể quả rõ ràng và áp lực đè nặng, phương án tốt nhất cho Uber vào lúc này là hãy gác tự trọng qua một bên và hợp tác với kẻ thù của mình, vì:

Lý do thứ 1: Didi đang đánh bại Uber ở khắp nơi

Như đã đề cập ở trên, Didi đã và đang vượt mặt Uber ở nhiều thị trường với ba thế mạnh sau:

Chiến lược chiếm lĩnh sân nhà "cao tay", thay vì trực tiếp cạnh tranh với các đối thủ nặng ký tại Trung Quốc, Didi liên tục sáp nhập và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đông dân nhất thế giới này. Thời gian và tiền bạc của Didi được sử dụng cực kỳ khôn ngoan với mục đích đem lại kết quả, chứ không "đốt tiền" để đổi thị phần như Uber.

Chiếm lĩnh toàn cầu bằng các thương hiệu địa phương. Thay vì đem cả ứng dụng Didi ra nước ngoài, "Sát thủ Uber" luôn chọn những mô hình thành công nhất tại mỗi thị trường với chiến lược phát triển và đội ngũ quản lý am hiểu địa phương để hợp tác. Didi đem lại cho các đối tác này rất nhiều vốn, một số lượng lớn khách hàng Trung Quốc và thậm chí là hỗ trợ kỹ thuật. Ứng dụng gọi xe là một mô hình rất cần sự linh hoạt với mỗi địa phương, và đây là một hướng đi rất thông minh của Didi.

Chiến lược "bắt tay" với mọi bên. Didi hợp tác với Softbank để tăng số lượng vốn của mình. Didi còn hợp tác với cả Alibaba, Tencent, và các tập đoàn lớn khác để trở thành một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn.

Nếu muốn sống, Uber hãy nhanh “về một nhà” với Didi Chuxing - Ảnh 2.

Lý do thứ 2: Didi sẽ sớm vượt mặt Uber về quy mô và cả giá trị.

Didi hiện đang chiếm gần 75% số lượng cuốc xe trên toàn cầu (gần 20 triệu chuyến mỗi ngày), một phần nhờ vào sự thống trị của thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Với kế hoạch phát triển và mở rộng ra toàn cầu hiện nay, Didi sẽ ngày một lớn mạnh hơn nữa.

Đồng thời, giá trị của "Sát thủ Uber" đang tăng với tốc độ phi mã, nếu gọp chung tất cả các đối tác của Didi hiện nay, công ty này đã có giá trị vượt qua mức 80 tỷ USD của Uber.

Lý do thứ 3: Đội ngũ quản lý của Didi tôn trọng hợp tác hơn cạnh tranh.

Các quản lý tại Didi đều là những nhà thương thuyết đại tài. Chủ tịch Jean Liu đã có kinh nghiệm M&A lâu năm tại Goldman Sachs. Và Didi luôn được Tencent cũng như Alibaba hỗ trợ liên tục, biến đây trở thành một thành công chung của ngành công nghệ Trung Quốc.

Didi đồng thời rất tôn trọng và luôn hợp tác tốt với các chính quyền sở tại. Didi luôn xuất hiện tại các thị trường như là một ứng dụng "tối ưu hóa" hơn là một "kẻ phá bĩnh" ngành vận tải hành khách truyền thống. Điều này khiến cho Didi ít gặp các trở ngại liên quan đến chính trị và pháp lý.

Lý do thứ 4: Cả Didi và Uber hiện đang có mối nguy tiềm ẩn từ công nghệ tự động (với sự dẫn đầu của Google và Tesla).

Nếu muốn sống, Uber hãy nhanh “về một nhà” với Didi Chuxing - Ảnh 3.

Hiện các ứng dụng gọi xe đang cung cấp một sản phẩm "dịch vụ vận chuyển" tiện lợi cho khách hàng với giá cả tốt hơn so với các dịch vụ hiện có, và đó chính là lợi thế cạnh tranh tốt nhất hiện nay.

Tuy nhiên, các mô hình xe tự động trong tương lai hứa hẹn sẽ có chi phí tốt hơn khi không tốn tiền duy trì tài xế, và đó sẽ là một điểm yếu chết người của cả Didi và Uber khi Google hoặc Tesla quyết định tung ra "dịch vụ vận chuyển" của riêng mình.

Và không chỉ dừng lại ở đó, hầu như các tập đoàn lớn khác ngoài Google và Tesla như Baidu, GM, Toyota, BYD … đều đang đầu tư một lượng lớn tài chính và nhân lực để thúc đẩy công nghệ này. Tương lai của xe không người lái nói riêng và các dịch vụ vận chuyển không người lái nói chung đang đến rất gần.

Nếu muốn sống, Uber hãy nhanh “về một nhà” với Didi Chuxing - Ảnh 4.

Lý do thứ 5: CEO Softbank - Masayoshi Son sẽ không "ngồi yên" sau khi thâu tóm một phần Uber.

Nếu như CEO Cheng Wei của Didi được ví như Steve Jobs của ứng dụng gọi xe, thì CEO Masayoshi Son của Softbank phải là "cụ tổ" của cả ngành này. Softbank hiện sở hữu cổ phần tại Didi, Ola, Grab, 99 và nhiều ứng dụng khác nữa (gần như tất cả các ứng dụng đối thủ của Uber). Và hành động mua 15% cổ phần Uber gần đây là miếng ghép cuối cùng của bức tranh toàn cầu của Softbank.

Khi hầu như tất cả các ứng dụng gọi xe trên thế giới đã "về chung 1 nhà" như thế, Softbank chắc chắn sẽ ngăn cản những cuộc đấu tranh quyết liệt hiện nay để tập trung tài chính và thời gian vào kẻ thù chung mới, và bước đi đầu tiên sẽ là cho 2 "chiến mã" lớn nhất, Didi và Uber, hợp tác với nhau.

Và có thể trong tương lai không xa, chúng ta không còn thấy những cuộc cạnh tranh quyết liệt của các ứng dụng gọi xe nữa, mà thay vào đó là một cuộc đua khác thú vị hơn, cuộc đua dịch vụ vận tải hành khách tự động.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
39 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
52 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
18 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.