New York Times: "Bọ vàng" tái xuất

09/08/2020 08:30
"Bọ vàng" là một thuật ngữ để chỉ những người cực kỳ lạc quan về vàng, coi nó như một khoản đầu tư và một tiêu chuẩn để đo lường sự giàu có. Gần đây, một làn sóng "bọ vàng" đã quay trở lại, và điều đó là không tốt cho nền kinh tế.

"Bọ vàng" là một thuật ngữ để chỉ những người cực kỳ lạc quan vào vàng, coi nó như một khoản đầu tư và một tiêu chuẩn để đo lường sự giàu có. Những con "bọ vàng", từ lâu đã chỉ còn là số ít trong thế giới tài chính. Đó là những người nắm giữ những thỏi vàng bóng loáng, coi đó như một hàng rào chống lại một thảm họa mà họ nghĩ là sắp xảy ra.

Nhưng gần đây, "bọ vàng" đã quay trở lại. Năm nay, vàng là tài sản truyền thống được chú ý nhất trên thế giới. Lần đầu tiên giá của nó đạt mức 2.000 USD/ounce. Từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư, tất cả mọi người đều đang nói về lợi ích của nó.

Một cuộc khảo sát gần đây với 1.000 người Mỹ cho thấy: cứ 6 người Mỹ thì có một người mua vàng hoặc các kim loại quý khác trong 3 tháng vừa qua. Và trong những người chưa mua, cứ 4 người sẽ có 1 người đang suy nghĩ nghiêm túc về chuyện sẽ mua. Trên Robinhood - một nền tảng giao dịch tài chính trực tuyến phổ biến, số lượng người dùng nắm giữ hai quỹ vàng lớn nhất đã tăng gấp ba lần kể từ tháng 1.

Có vẻ như tất cả chúng ta đều đang là những con "bọ vàng".

New York Times: Bọ vàng tái xuất - Ảnh 1.

Thật hợp lý khi nghĩ rằng, sự ưa chuộng vàng ở thời điểm hiện tại là biểu hiện của việc mong muốn có được một nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ đại dịch. Đây được coi là một loại phản xạ tài chính - và cơn sốt vàng sẽ chìm xuống khi cuộc khủng hoảng Covid-19 giảm bớt.

Nhưng trên thực tế, cơn sốt vàng cũng đang được đẩy cao bởi nhiều người có linh cảm rằng, tiền đang được bơm vô tội vạ vào nền kinh tế bởi ngân hàng trung ương, và các chương trình kích thích kinh tế của chính phủ có thể gây ra lạm phát. Điều này khiến cơn sốt vàng trở thành một điềm báo kinh tế đáng lo ngại hơn.

Trong quá khứ, các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã coi vàng như một tài sản chỉ để tích lũy mà chẳng mang lại lợi ích gì. Theo nhiều cách, vàng, cũng giống như dầu mỏ, quặng sắt hoặc bất kỳ loại tài nguyên hóa thạch nào khác. Hầu hết giá của chúng đều tăng và giảm theo chu kỳ, chứ chúng không tăng giá trị theo thời gian.

Với vai trò là một nơi trú ẩn an toàn khi các loại tài sản khác biến động, vàng đã được yêu thích hơn so với các mặt hàng khác, nhưng nó vẫn chưa phải là một khoản đầu tư năng động. Trong thế kỷ qua, giá vàng, sau khi hiệu chỉnh lạm phát, tăng trung bình chỉ 1,1% một năm, so với 6,5% của thị trường cổ phiếu Mỹ. Ngay cả trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm, được coi là tài sản phi rủi ro nhất trên thế giới, cũng sinh lợi nhuận hàng năm cao hơn.

New York Times: Bọ vàng tái xuất - Ảnh 2.

Vàng thường tỏa sáng trong khủng hoảng. Nó đã tăng giá trong bối cảnh lạm phát đình trệ của những năm 1970, tăng hơn 7 lần trong suốt thập kỷ đó, đạt mức cao nhất là 850 USD vào đầu năm 1980. Nó tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đạt đỉnh 1.900 USD vào năm 2011, nhưng sau đó nó đã trượt giá trong phần lớn thời gian của thập kỷ tiếp theo.

Vào năm 2019, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ báo hiệu rằng họ sẽ tạm dừng kế hoạch đẩy lãi suất lên cao hơn, vàng lại tiếp tục tăng. Trong lịch sử, vàng tăng giá cao nhất khi lãi suất giảm xuống dưới tỷ lệ lạm phát. Khi lợi tức trái phiếu sau hiệu chỉnh lạm phát âm, các nhà đầu tư cảm thấy an toàn hơn khi sở hữu vàng - như một vật tích trữ giá trị, ngay cả khi nó không mang lại lợi ích gì.

Đó là những gì đã xảy ra trong vài tháng qua. Với lợi suất trái phiếu gần bằng 0 ở Mỹ, âm ở châu Âu và Nhật Bản, các nhà đầu tư đã đẩy giá vàng tăng hơn 30% trong năm nay, sau khi tăng gần 20% vào năm ngoái. Trong những tuần gần đây, sự gia tăng còn được đẩy lên nhanh hơn bởi những lo ngại ngày càng tăng rằng: "núi" tiền mà các chính phủ đang bơm vào nền kinh tế sẽ gây ra lạm phát.

New York Times: Bọ vàng tái xuất - Ảnh 3.

Ngoài ra, với việc định giá cổ phiếu cao hơn mức trung bình dài hạn, vàng có vẻ khá rẻ. Và với nguy cơ lạm phát hiện hữu, một số nhà đầu tư coi vàng là một sự thay thế ổn định cho đồng USD và các loại tiền tệ chính khác. Vàng cũng đang kéo giá của bạc - một kim loại quý kém hấp dẫn hơn. Giá bạc cũng tăng từ mức suy giảm bất thường, bởi mọi người đang xem nó như một nơi lưu trú an toàn, theo cùng xu hướng giống như vàng.

Để vàng tiếp tục tăng giá, kỳ vọng lạm phát sẽ phải tiếp tục tăng. Dự đoán lạm phát cao hơn thường là sai, như đã từng thấy với phần lớn thời gian trong bốn thập kỷ qua. Nhưng xác suất lạm phát tăng dường như đang khá cao. Hầu hết các quốc gia đã tung ra những gói kích thích kỷ lục, vào thời điểm mà các yếu tố duy trì lạm phát trong tầm kiểm soát, như toàn cầu hóa, đang suy yếu. Thông thường, nếu lạm phát tăng cao, các ngân hàng trung ương có thể dựa vào đó để tăng lãi suất, nhưng các quan chức Fed đã ra dấu hiệu rằng họ không "nghĩ đến việc tăng lãi suất" và không dự kiến ​​sẽ tăng trước năm 2022.

Đây không phải là một bước đi đúng đắn. Khi lãi suất ở mức thấp này, tiền bị mất giá sẽ khiến mọi người đầu tư vào các tài sản phần lớn chỉ có mục đích tích trữ. Vàng là ví dụ điển hình vừa rồi. Rủi ro lớn hơn là kiểu đầu cơ tài chính thuần túy này làm suy yếu nền kinh tế bằng cách hút vốn khỏi các ngành nơi tiền được sử dụng hiệu quả hơn.

"Nếu xem như một khoản đầu tư, vàng không có tố chất nào mà tôi đánh giá cao, như sự đổi mới và năng động, và gây ra nhiều tệ nạn mà tôi coi thường, bao gồm cả tư duy "kiếm tiền thuê" điển hình của các ngành khai thác. Nhưng đây là tình huống bất thường. Trừ khi có vaccine trong ngắn hạn, các ngân hàng trung ương ngừng bơm tiền liên tục vào nền kinh tế và lãi suất thực bắt đầu tăng trở lại, nếu không thì rất khó để không trở thành một con bọ vàng ở thời điểm hiện tại" - Ruchir Sharma - Trưởng chiến lược gia toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management viết.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
31 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
23 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.