Đảng Dân chủ đang chỉ trích một cách vô điều kiện các điều khoản đề xuất ngân sách năm 2020 của Tổng thống Trump. Họ đã bỏ qua một số mặt tích cực đáng ghi nhận.
Các ứng viên Dân chủ, bao gồm một số ứng cử viên Tổng thống, đã chỉ trích ông Trump rất nặng nề vì đề xuất giảm chi tiêu lên tới hàng trăm tỷ USD cho Medicare trong thập kỷ tới.
Medicare là chương trình bảo hiểm y tế quốc gia của Hoa Kỳ. Chương trình này bắt đầu được thực hiện vào năm 1966.
Thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California cho rằng, những thay đổi được đề xuất trong Medicare sẽ làm ảnh hưởng đến người cao tuổi.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren ở Massachusetts đã tweet: "Chính quyền Trump muốn cắt hàng trăm tỷ USD chi cho Medicare, trong khi cắt giảm những khoản thu thuế khổng lồ cho các tỷ phú và tập đoàn lớn bởi GOPTaxScam. Thật là vô đạo đức".
Thượng nghị sĩ Hawaii Brian Schatz, ứng viên đảng Dân chủ hiếm hoi không tranh cử tổng thống, đã tóm gọn ý kiến của mình như sau: Một đảng muốn mở rộng Medicare và Medicaid, đảng kia thì lại muốn cắt giảm.
Nhưng trái với nhiều lời phê bình, các nhà phân tích cho rằng, một số khoản cắt giảm đối với Medicare thực sự có lợi.
Khi người Mỹ có bảo hiểm Medicare đến bệnh viên công, chính phủ liên bang sẽ phải trả phí bảo hiểm cao hơn so với việc họ đến phòng khám tư nhân. Khoản thanh toán thêm này trên thực tế không phục vụ cho một mục đích cụ thể nào.
Sự chênh lệch này bắt nguồn từ sự khác biệt thực sự giữa bệnh viện công và phòng khám tư nhân. Bệnh viện công có xu hướng điều trị người có bệnh; hầu hết hoạt động của họ là có sự cố sức khỏe xảy ra; và họ phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt hơn, nên họ thu phí cao hơn.
Nhưng các bệnh viện công đã lạm dụng điều này. Họ mua lại các phòng khám tư nhân và trục lợi từ khoản chênh lệch do chính sách của Medicare. Tiến bộ trong công nghệ y tế đã cải thiện chất lượng dịch vụ của phòng khám tư nhân, năng lực của họ gần như ngang với bệnh viện công, nên chính sách này giờ không còn hợp lý nữa.
Năm 2015, chính phủ đã tìm cách ngăn chặn điều này bằng lệnh cấm chênh lệch phí đối với các phòng khám được mua lại bởi bệnh viện công. Nhưng Ủy ban Tư vấn Thanh toán Medicare (Ủy ban này có vai trò cung cấp khuyến nghị chi tiêu cho Medicare) không đồng ý với lệnh cấm đó.
Trong tháng này, chính quyền Trump đã đề xuất thay đổi ngân sách năm 2020. Những đề xuất đó sẽ kết hợp với một số biện pháp được các chuyên gia khuyến nghị. Mục tiêu là giảm mức phí thanh toán cho các bên cung cấp dịch vụ y tế mà không làm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hoặc khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe của người dân.
Trước đây chính quyền cựu tổng thống Obama cũng đã từng có các chính sách cắt giảm chi tiêu, nhưng không bị chỉ trích nặng nề như chính quyền hiện tại.
Đề xuất ngân sách của ông Trump sẽ cắt giảm tổng cộng khoảng 845 tỷ USD chi tiêu của Medicare trong thập kỷ tới. Mục tiêu là cắt giảm khoản chi phí chênh lệch thanh toán nói trên. Khoảng một phần ba số tiền đó sẽ được sử dụng để tài trợ cho một số chương trình khác của ngân sách liên bang. Do đó, tổng số tiền giảm chi thực tế sẽ ở khoảng 600 tỷ USD.
Các đề xuất của Tổng thống Trump là một chuyện, Quốc hội có phê duyệt hay không và phê duyệt đến đâu thì lại là chuyện khác.
Trên thực tế, việc quản lý chi tiêu cẩn thận là cần thiết để đảm bảo chương trình bảo hiểm có thể giúp đỡ càng nhiều người càng tốt. Nhưng đảng Dân chủ không quan tâm nhiều đến thế. Họ khăng khăng rằng, giảm ngân sách cho bảo hiểm y tế tức là đang làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân.