Điện Kremlin đã tăng hơn gấp 4 lần số lượng vàng nắm giữ tại ngân hàng trung ương của Nga kể từ năm 2010, tạo ra một "căn hầm chiến tranh", bằng cách kể trên kết hợp với nhập khẩu vàng từ nước ngoài và thu mua vàng trong nước để dự trữ, tận dụng lợi thế là nhà sản xuất kim loại quý lớn thứ ba trên thế giới. Đó là chưa kể Nga còn sở hữu mỏ vàng ở Siberia đầy hứa hẹn với trữ lượng gần 1.100 tấn vàng, được cho là sẽ đi vào khai thác từ năm 2023.
Lần đầu tiên Nga nắm giữ vàng nhiều hơn đô la Mỹ là vào tháng 6 năm 2020, với vàng thỏi chiếm hơn 23% tổng dự trữ - tổng dự trữ tiền vàng của nước này tăng lên 630 tỷ USD tính tới tháng 2/2022.
Lần đầu tiên Nga nắm giữ nhiều vàng hơn đô la Mỹ là vào tháng 6 năm 2020.
Một giám đốc điều hành của một trong những công ty vàng lớn nhất của Sudan nói với The Telegraph rằng Điện Kremlin là công ty nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực khai thác khổng lồ của đất nước này. Các số liệu thống kê chính thức cho thấy Sudan hầu như không xuất khẩu vàng sang Nga.
Ông Giám đốc trên nói: "Nga có rất nhiều hoạt động khai thác vàng ở Sudan và rất nhiều trong số đó được chuyển bằng máy bay nhỏ từ các sân bay quân sự trên khắp đất nước tới Nga", đồng thời cho biết ông tin rằng khoảng 30 tấn được vận chuyển đến Nga mỗi năm từ Sudan, mặc dù không thể đánh giá quy mô thực sự của hoạt động này.
Sudan được cho là nguồn cung cấp vàng quan trọng nhất đối với Nga ở châu Phi, và được cho là không phải là quốc gia duy nhất cung cấp vàng cho Điện Kremlin.
Vị Giám đốc trên cho biết Nga được phép làm như vậy vì Nga có mối liên hệ với lãnh đạo bán quân sự của Sudan, Mohamed "Hemedti" Hamdan Daglo, người nổi lên sau một cuộc tiếp quản quân sự vào năm ngoái với tư cách là Phó Tổng thống trên thực tế của đất nước Châu lục Đen này. Ông Hemedti đã đến Moscow vào cuối tháng 2, trước khi quân đội Nga thực hiện "Chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine, một dấu hiệu khác cho thấy mối quan hệ song phương giữa hai nước được củng cố.
Các công ty Nga như M-Invest, có công ty con địa phương tên là Meroe Gold, bắt đầu hoạt động ở Sudan từ năm 2017. M-Invest liệt kê các hoạt động cốt lõi của mình là "khai thác quặng và cát kim loại quý". Một công ty khai thác khác có liên kết với Nga là Công ty Thăm dò và Sản xuất Kush (Kush for Exploration and Production Company) đã hoạt động ở Sudan từ năm 2013.
Ông Sim Tack, đồng sáng lập Force Analysis, một công ty tư vấn chuyên về khai thác vàng, nói rằng mặc dù các công ty này là các tổ chức thành lập, nhưng số lượng vàng mà họ xuất khẩu sang Nga là "hoàn toàn không xác định".
Có thông tin rằng khoảng 30 tấn vàng được chuyển đến Nga mỗi năm từ Sudan.
Ông Tack nói rằng mặc dù Sudan có thể là nguồn cung cấp vàng châu Phi quan trọng nhất đối với Nga, nhưng đây không phải là quốc gia duy nhất cung cấp vàng cho Điện Kremlin. "Chúng tôi đang thấy những điều tương tự ở Mali, Burkina Faso và Cộng hòa Trung Phi. Họ đang hợp tác với các quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên để giúp họ tăng lượng dự trữ vàng, "ông nói.
Vào cuối năm 2021, Nga có khoảng gần 2.300 tấn vàng trong kho của ngân hàng trung ương, tăng gấp 5 lần con số 450 tấn vào những năm 2000, khiến Nga trở thành quốc gia nắm giữ trữ lượng vàng lớn thứ 5 thế giới, trị giá khoảng 140 tỷ USD. Đây được cho là chiến lược của ông Vladimir Putin kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 8/1999.
Hoạt động mua vàng của Nga đã tăng tốc kể từ năm 2014, năm của các lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế sau khi Nga sáp nhập Crimea. Cuối năm 2018, tổng thống Putin thậm chí đã lấy nửa trữ lượng USD để đổi lấy 274 tấn vàng.
Việc tích trữ kim loại quý này rõ ràng đã giúp ông Putin và Nga phần nào giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và chống trả các biện pháp trừng phạt tài chính đồng loạt từ hệ thống tài chính phương Tây. Việc giá vàng tăng mạnh tỉ lệ thuận với gia tăng tổng giá trị vàng tích lũy của quốc gia, đồng nghĩa với một khoản đầu tư thành công của Nga và 1 tấm khiên kinh tế - tài chính tương đối vững chắc.
Tham khảo: Telegraph