Nga đầu tư tàu phá băng, đi 'đường tắt' qua Cực Bắc để bán dầu sang châu Á nhanh hơn

09/11/2022 12:15
Lộ trình này giúp Nga chỉ mất 20 ngày để chuyển dầu sang Trung Quốc, rút ngắn một nửa thời gian so với hải trình cũ vòng qua kênh đào Suez.
Nga đầu tư tàu phá băng, đi đường tắt qua Cực Bắc để bán dầu sang châu Á nhanh hơn - Ảnh 1.

Tàu Vasily Dinkov.

Lần thứ 2 trong lịch sử, Nga vận chuyển dầu thô về phía đông qua Vòng Bắc Cực tới Trung Quốc - tuyến đường mà họ kỳ vọng có thể đưa dầu đến với người mua tại châu Á nhanh hơn.

Vasily Dinkov, một tàu chở dầu phá băng chuyên dụng, đang di chuyển dọc theo tuyến đường Biển Bắc sau khi nhận dầu thô vào cuối tháng trước từ một tàu chở dầu neo đậu tại Murmansk, theo dữ liệu theo dõi tàu của Bloomberg.

Con tàu này chỉ chở một lượng hàng tương đối nhỏ, băng qua bờ biển phía bắc của Nga, qua eo biển Bering vào cuối tuần qua. Nó sẽ cập bến cảng Rizhao của Trung Quốc vào ngày 17/11.

Tuyến đường này dài 3.300 dặm, vòng qua đỉnh của nước Nga - được cho là điều kiện đi thuyền khắc nghiệt nhất hành tinh khi có rất nhiều khu vực đóng băng và băng trôi. Nhưng đây lại là hành trình ngắn nhất giữa châu Âu và Đông Á, giúp tiết kiệm một nửa thời gian để đến Trung Quốc từ các cảng Baltic so với tuyến đường thông thường qua Kênh đào Suez.

Hiện chưa rõ tuyến được này sẽ được khai thác ra sao trong tương lai bởi nó còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết. Cho đến nay, phần lớn dầu thô vận chuyển đường biển của Nga đều được tập trung đổ vào các tàu chở dầu lưu trữ tại Murmansk, sau đó chuyển sang các tàu lớn hơn để giao đến châu Âu. Hoạt động này về cơ bản sẽ dừng lại từ ngày 5/12, khi EU cấm hầu hết mặt hàng nhập khẩu bằng đường biển từ Nga.

Nga đầu tư tàu phá băng, đi đường tắt qua Cực Bắc để bán dầu sang châu Á nhanh hơn - Ảnh 2.

Bản đồ tuyến đường biển phía Bắc mà tàu Vasily Dinkov đang đi để vận chuyển dầu sang Trung Quốc.

Theo Richard Matthews, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại E.A Gibson Shipbrokers Ltd. ở London, tuyến đường này chưa thể sớm khả thi cho đến mùa hè. “Có vẻ như sẽ không có lượng lớn dầu được vận chuyển theo tuyến đường này cho đến mùa hè”, ông nói.

Trung Quốc đã tăng nhập khẩu dầu của Nga nhưng hậu cần hàng hải cần thiết để né các lệnh trừng phạt của châu Âu vẫn cần những kế hoạch chu toàn. Giao hàng đến châu Á thông qua Kênh đào Suez đồng nghĩa các chuyến đi sẽ dài hơn nhiều so với trước đây.

Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô tại Kpler cho biết tuyến đường biển phía Bắc sẽ “thành tuyến đường quan trọng” khi mùa hè đến. “Châu Âu đã bị phong toả. Tại sao họ phải đi vòng quanh thế giới nếu có thể sử dụng tuyến đường biển phía Bắc để đến Trung Quốc trong 20 ngày”, ông nhận định. Việc Trái Đất ấm lên, khiến băng tan nhiều hơn ở phía Bắc càng khiến khả năng tiếp cận tuyến đường này trở nên khả thi hơn.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Rosneft của Nga có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường vận chuyển dầu bằng tuyến đường này. Họ sở hữu một số mỏ dầu trên bán đảo cực Bắc của Nga thuộc dự án Vostok Oil, ước tính sản xuất 500.000 thùng dầu/ngày vào năm 2024. Việc xây dựng một bến cảng ở khu vực này cũng đã được tiến hành, đảm bảo vận chuyển dầu từ Vostok theo tuyến đường kể trên. Thậm chí, người ta tin rằng nó có thể trở thành cảng giao dịch dầu lớn nhất ở Nga.

Chuyến hàng chở đầu đầu tiên của Tuyến đường biển phía Bắc diễn ra lần đầu vào năm 2019. Kể từ đó đến nay, chưa có thêm chuyến tàu nào của Nga đi theo lộ trình tương tự, theo Katona của Kpler.

Mặc dù có thể rút ngắn hành trình, giảm lượng phát thải nhưng tuyến đường này cũng vấp phải không ít ý kiến phản đối. Việc tăng cường lưu thông qua Cực Bắc sẽ làm tăng ô nhiễm do khói từ các con tàu chở dầu. Khi muội than làm đen bề mặt của băng, nó sẽ dễ dàng hấp thu ánh sáng mặt trời gây tan băng nhanh hơn.

Bên cạnh đó, nếu có sự cố xảy ra ở khu vực này, việc ứng cứu cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. “Tôi không chắc bạn có thể làm cách nào để làm sạch dầu tràn ở khu vực này”, Matthews nói.

Nguồn: Bloomberg

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.187.823 VNĐ / tấn

1,015.50 UScents / bu

0.22 %

+ 2.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.760.327 VNĐ / tấn

322.75 USD / ust

0.36 %

+ 1.15

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.240.780 VNĐ / tấn

40.97 UScents / lb

0.17 %

+ 0.07

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
8 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
12 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
12 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất