Nga nhắm tới Châu Á và Trung Đông để tiêu thụ 20 tỷ USD sản lượng vàng

03/04/2022 12:47
Ngành công nghiệp vàng khổng lồ của Nga đang tìm kiếm những giải pháp mới để bán kim loại này, chẳng hạn như gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc và Trung Đông, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ phương Tây cắt đứt các đường dây bán vàng truyền thống của nước này.

Công ty khai thác vàng lớn thứ hai của Nga cho biết các thị trường châu Âu và Mỹ phần lớn đã đã đóng cửa lại với họ do lệnh cấm đối với vàng mới sản xuất từ Nga; một số nhà máy tinh luyện cũng đang từ chối nấu chảy lại các thỏi vàng cũ.

Các công ty khai thác vàng của Nga thường bán vàng cho một số ngân hàng địa phương - hầu hết là do nhà nước điều hành, chẳng hạn như Ngân hàng VTB PJSC và Ngân hàng Otkritie, những ngân hàng này sau đó xuất khẩu vàng ra nước ngoài, hoặc gần đây là bán vàng cho ngân hàng trung ương Nga.

Nhưng các lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến việc bán cho các ngân hàng đó giờ không phải là một lựa chọn khả thi, và mặc dù Ngân hàng Trung ương Nga cho biết họ sẽ bắt đầu thu mua vàng trở lại sau hai năm tạm dừng, nhưng dự kiến ​​họ sẽ không mua nhiều như trước đây.

Điều đó khiến ngành vàng của Nga đang băn khoăn tự hỏi làm cách nào để bán khoảng 340 tấn vàng mà nước này khai thác mỗi năm, trị giá khoảng 20 tỷ USD. Hiện không có nhiều ngân hàng nằm ngoài danh sách bị trừng phạt để có thể xử lý khối lượng vàng như vậy. Và mặc dù Chính phủ đã cấp giấy phép xuất khẩu chung cho thợ mỏ cách đây hai năm để cho phép họ xuất khẩu trực tiếp, nhưng cho đến nay rất ít người sử dụng quy trình này vì họ thích dựa vào cơ sở hạ tầng bán hàng của ngân hàng.

Tuy nhiên, điều đó có thể sớm thay đổi, vì các công ty khai thác của Nga đang xem xét xuất khẩu trực tiếp, và cả nhà sản xuất và các ngân hàng đều đang thăm dò doanh số bán hàng ở châu Á và Trung Đông.

Nga nhắm tới Châu Á và Trung Đông để tiêu thụ 20 tỷ USD sản lượng vàng - Ảnh 1.

Nga là nước khai thác vàng lớn thứ 2 thế giới.

Polymetal International Plc là một nhà sản xuất đang tìm cách sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp, với cơ hội bán hàng cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Trung Quốc, một phát ngôn viên của công ty cho biết. Một số công ty khai thác lớn khác cũng đã bắt đầu đàm phán với các công ty có trụ sở tại Trung Quốc và UAE.

Ngân hàng Trung ương Nga đã từng là đơn vị quốc doanh lớn nhất mua vàng, thu gom gần như toàn bộ sản lượng khai thác của nước này trước khi tạm dừng mua vào đầu năm 2020. Việc ngân hàng này cam kết bắt đầu mua lại sẽ giúp hấp thụ một phần nguồn cung không thể xuất khẩu.

Natalia Orlova, nhà kinh tế của công ty Alfa-Bank cho biết: "Có những khoản thu ngân sách rất lớn", "Bây giờ họ chỉ có thể sử dụng số tiền tiết kiệm thông qua việc mua vàng."

Mặc dù ngân hàng trung ương đã tăng cường đáng kể lượng vàng nắm giữ cho đến năm 2019, nhưng các giao dịch trong tương lai có thể sẽ không đáng kể.

Ngân hàng trung ương Nga đang giới hạn mức giá mà họ sẵn sàng mua ở mức 5.000 rúp một gam, tương đương khoảng 1.880 đô la một ounce theo tỷ giá hối đoái hiện tại và thấp hơn giá quốc tế. Ngân hàng này lên kế hoạch mua lại là để hỗ trợ những nhà khai thác vàng vì xuất khẩu trở nên khó khăn và thị trường trong nước sẽ không thể hấp thụ hết toàn bộ những khối lượng đó.

Tiềm năng bán lẻ vàng trên thị trường nội địa

Nhiều hợp đồng mua bán cũng có thể đến từ thị trường bán lẻ trong nước. Sau khi xảy ra xung đột với Ukraine, Chính phủ Nga hôm 9/3 đã hủy bỏ thuế giá trị gia tăng đối với các giao dịch mua như vậy - một động thái đã được thảo luận từ lâu.

Người phát ngôn của Polymetal cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể về nhu cầu đối với vàng trong lĩnh vực bán lẻ. Các ngân hàng sẵn sàng mua với giá tiêu chuẩn quốc tế, chứ không phải ở mức 5.000 rúp."

Các nhà đầu tư Nga đang mua vàng để đa dạng hóa và bảo vệ danh mục đầu tư của họ trong thời gian thị trường xuất hiện nhiều yếu tố không chắc chắn. Nhu cầu mua vàng tăng một phần nữa cũng bởi thuế giá trị gia tăng 20% đối với việc mua vàng được loại bỏ khiến việc mua vàng trở nên hấp dẫn hơn mua ngoại tệ, trong bối cảnh đồng rúp giảm giá.

Ngân hàng VTB – một ngân hàng quốc doanh của Nga, là ngân hàng cho vay lớn thứ 2 của nước này – mới đây cho biết họ đã bán 1 tấn vàng cho người tiêu dùng Nga trong tháng 3 vừa qua do nhu cầu tăng cao.

Kể từ khi bắt đầu bán vàng cách đây 4 tuần, ngân hàng này đã nhận được hơn 200 đơn đặt hàng, trong đó, sản phẩm được yêu cầu nhiều nhất là thỏi vàng nặng một kg. Ngân hàng cũng cho biết các đơn hàng trung bình mua khoảng 5 kg vàng/đơn.

Theo giá hiện hành, một kg vàng thỏi đó trị giá hơn 68.000 USD. Giá vàng kỳ hạn tham chiếu trên sàn Comex ngày 1/4 ở mức 1,942,00 USD.

VTB không phải là ngân hàng duy nhất có doanh số vàng tăng đột biến. Hai tuần trước, Sberbank, tổ chức tài chính lớn nhất của Nga, cho biết nhu cầu đối với vàng và palladium đã tăng gấp 4 lần trong vài tuần qua.

Theo VTB, người tiêu dùng trong nước dự kiến sẽ tiếp tục quan tâm tới việc mua vàng trong thời gian tới, giữa bối cảnh nước Nga chịu nhiều biện pháp trừng phạt từ phương Tây.

Trước nhu cầu cao từ người dân trong nước, ngân hàng trung ương Nga thậm chí đã buộc phải tạm ngừng việc mua vàng chính thức từ các ngân hàng địa phương trong một khoảng thời gian để nhường nguồn cung cho người tiêu dùng.

Tác động tới thị trường quốc tế

Mặc dù giá vàng không có xu hướng phản ứng với các yếu tố cơ bản về cung và cầu theo cách tương tự như các mặt hàng khác như kim loại cơ bản, năng lượng hoặc nông nghiệp, nhưng triển vọng xuất khẩu của Nga giảm sẽ làm giảm nguồn cung vàng trên toàn cầu.

Suki Cooper, một nhà phân tích thuộc Standard Chartered Plc, cho biết: "Thị trường vàng thường thặng dư. Nếu nhu cầu của Nga tăng lên, sản lượng khai thác của nước này không được thể hiện trên thị trường quốc tế và nguồn cung dư thừa bị thu hẹp lại bởi các quỹ ETF. Khi đó, thị trường vàng có thể về mức gần cân bằng lần đầu tiên kể từ năm 2015".

Tham khảo: Bloomberg, Kitco

https://cafef.vn/nga-nham-toi-chau-a-va-trung-dong-de-tieu-thu-20-ty-usd-san-luong-vang-2022040223301085.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
52 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
56 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
21 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
13 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.