Nga siết van khí đốt: Một loại năng lượng khác 'lên ngôi' ở châu Âu

26/08/2022 16:11
Việc chuyển sang sử dụng các loại năng lượng khác để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga là điều tất yếu ở các quốc gia châu Âu.

Năng lượng mặt trời "lên ngôi"'

CNN cho biết, những người chịu thiệt hại trực tiếp từ cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu đang nỗ lực để có được những tấm pin mặt trời cho ngôi nhà và cơ sở kinh doanh của họ khi "bão giá" đang đẩy giá năng lượng lên mức kỷ lục.

Trong 6 tháng đầu năm nay, lượt lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời ở Đức đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Hiệp hội năng lượng mặt trời Đức. Nhóm này cho biết, năng lượng mặt trời được sử dụng trong khu dân cư và vì mục đích thương mại, có cả lắp đặt quy mô nhỏ trên các mái nhà tư nhân đến các trang trại năng lượng mặt trời lớn.

Đối với các công ty trong ngành năng lượng tái tạo, việc này đã khiến nhiều loại sản phẩm cháy hàng - và tạo ra thêm căng thẳng đối với chuỗi cung ứng.

Nhu cầu về năng lượng mặt trời đã tăng lên ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu, khi giá năng lượng tăng cao, các chính sách khuyến khích được đưa ra và việc áp dụng công nghệ trở nên phổ biến hơn. Nhưng gần đây, người tiêu dùng cũng phải đối mặt với hóa đơn điện nước ngày càng cao, và lo lắng mới về việc liệu Đức có thể duy trì nhiệt độ ấm vào mùa đông này hay không.

 Nga siết van khí đốt: Một loại năng lượng khác lên ngôi ở châu Âu - Ảnh 1.

Các công ty kinh doanh năng lượng mặt trời đang cháy hàng giữa lúc Đức chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác.

Trong những tháng qua, Nga đã giảm mạnh nguồn cung cấp khí đốt cho Đức và các nước EU khác. Mới tuần trước, Nga đã thông báo đóng cửa đột xuất đường ống Nord Stream 1 vào cuối tháng này để bảo trì, đưa giá khí đốt tự nhiên giao ngay lên mức cao kỷ lục mới.

Đối với nhiều hộ gia đình châu Âu, nỗi sợ hãi lớn nhất là Nga sẽ cắt hoàn toàn khí đốt trong mùa đông năm nay. Chính phủ Đức đã thiết lập một kế hoạch quản lý khủng hoảng có thể phân bổ cho các doanh nghiệp nếu điều đó xảy ra. David Wedepohl, giám đốc điều hành của Hiệp hội năng lượng mặt trời Đức, nói với CNN: "Điều đó đang tồn tại trong tâm trí của mọi người."

Các quan chức Đức đã phản ứng với cuộc khủng hoảng bằng cách kêu gọi người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng. Một số thành phố đã phản ứng bằng cách giảm bớt các nhu cầu cơ bản như đèn chiếu sáng, vòi hoa sen và hệ thống sưởi.

Tình hình tại châu Âu

Jim Gordon, Giám đốc điều hành của Smartflower, cho biết bất ổn địa chính trị cũng đã thúc đẩy nhiều người chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời. Công ty này cung cấp các thiết bị năng lượng mặt trời hình hoa hướng dương cho các khuôn viên công ty, trường đại học và các hộ gia đình.

Gordon nói: "Công việc kinh doanh của chúng tôi đang gặp thời nhờ vào các yếu tố thúc đẩy sử dụng năng lượng mặt trời".

Ông nói: “Mọi người đang lo ngại về an ninh năng lượng. Một quốc gia có thể siết van đường ống dẫn khí đốt và chặn dòng năng lượng, nhưng không ai có thể kiểm soát mặt trời."

Schneider Electric (SBGSF), tập đoàn công nghiệp và năng lượng khổng lồ của châu Âu, cho biết nhu cầu đối với các hệ thống sưởi ấm sử dụng năng lượng mặt trời ở Đức đã tăng gần gấp đôi trong năm nay so với cùng kỳ năm 2021.

Tương tự, Sonnen, một nhà cung cấp pin năng lượng mặt trời của Đức, đã có số lượng đơn đặt hàng "tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái" vì "ngày càng nhiều người mong muốn sử dụng năng lượng tái tạo", Giám đốc điều hành Oliver Koch cho biết.

Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra trên khắp châu Âu.

Năm nay, Vương quốc Anh tuyên bố thúc đẩy các nguồn điện khác, bao gồm cả năng lượng gió và năng lượng hạt nhân. Và đối với một số người tiêu dùng, các lựa chọn thay thế cho hệ thống sưởi bằng gas, chẳng hạn như lò sưởi đốt củi, đã trở nên phổ biến hơn.

Trong tháng này, Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessler đã kêu gọi nhiều dự án năng lượng xanh hơn để giúp nước này loại bỏ khí đốt của Nga.

Bà đề cập đến năng lượng mặt trời và năng lượng gió: "Chúng ta cần phải thoát khỏi sự phụ thuộc này - thoát khỏi từng mét khối khí, từng cối xay gió".

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
47 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
39 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.