Nga, Trung Quốc đang nắm giữ một mặt hàng quý giá khiến Mỹ tức tốc tìm kế, LHQ phải ra mặt "giải vây"

24/02/2023 12:47
Hàng hóa bị mắc kẹt trong nhiều tháng tại cảng Rotterdam, Hà Lan quý giá đến mức Liên Hợp Quốc đã can thiệp để giải phóng hàng hóa.

Mặt hàng quý giá

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã thuê một con tàu để vận chuyển hàng hóa đến Mozambique, từ đó nó được đưa bằng xe tải qua nội địa đến điểm đến cuối cùng, Malawi.

Đó không phải là ngũ cốc hay ngô, mà là 20.000 tấn phân bón của Nga.

Khoảng 20% dân số Malawi được dự đoán sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng kéo dài đến tháng 3, khiến việc sử dụng phân bón để trồng trọt trở nên quan trọng hơn.

Phân bón của Nga bị mắc kẹt ở Hà Lan đã được giải phóng như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn của LHQ cho phép vận chuyển ngũ cốc qua Biển Đen.

Lô hàng bắt đầu đến Malawi vào đầu tháng 2 là lô hàng đầu tiên trong số một số lô hàng phân bón mắc kẹt tại các cảng từ Biển Baltic đến Bỉ.

Malawi là một trong 48 quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh được Quỹ Tiền tệ quốc tế xác định là có nguy cơ cao nhất trước cú sốc về chi phí lương thực và phân bón do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine gây ra.

Một năm sau, sự biến động gây ra cho thị trường phân bón thế giới được LHQ xem là rủi ro chính đối với nguồn cung lương thực vào năm 2023.

3 "ông lớn" kiểm soát mặt hàng quý

Việc phần lớn thế giới chỉ dựa vào một số quốc gia để cung cấp hầu hết các loại phân bón - đặc biệt là Nga, đồng minh Belarus và Trung Quốc - đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo.

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ Latinh hiện phụ thuộc vào nhập khẩu 83% lượng phân bón được sử dụng, chủ yếu từ Nga, Trung Quốc và Belarus.

Sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine diễn ra, vị trí của Nga và Belarus đã trở nên nổi bật với tư cách là nhà xuất khẩu gần 1/4 tổng lượng chất dinh dưỡng cây trồng trên thế giới.

Mặc dù các sản phẩm nông nghiệp của Nga bao gồm 3 loại phân bón chính - kali, phốt phát và nitơ - không bị trừng phạt, việc xuất khẩu mặt hàng này vẫn bị hạn chế do sự gián đoạn đối với vận chuyển.

Tương tự như chất bán dẫn đã trở thành nguồn cơn cho xung đột địa chính trị, cuộc chạy đua về phân bón đã cảnh báo Mỹ và các đồng minh về sự phụ thuộc chiến lược đối với đầu vào nông nghiệp vốn là yếu tố chính quyết định an ninh lương thực.

Điều này đã đẩy phân bón - và những quốc gia kiểm soát chúng - lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự trên khắp thế giới: Bộ Ngoại giao Mỹ đang bàn thảo về vấn đề, các tổng thống đăng tweet, hay vấn đề nguồn cung phân bón cũng góp mặt trong các chiến dịch tranh cử...

Udai Shanker Awasthi, giám đốc điều hành Hợp tác xã phân bón nông dân Ấn Độ, nhà sản xuất lớn nhất của đất nước, cho biết: “Vai trò của phân bón cũng quan trọng như vai trò của hạt giống đối với an ninh lương thực của đất nước.

Tình hình trở nên trầm trọng hơn do các lệnh trừng phạt đối với gã khổng lồ kali Belarus cùng với việc Trung Quốc, nhà sản xuất phân đạm và phốt phát lớn, áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu để bảo vệ nguồn cung trong nước.

Nhà phân tích Alexis Maxwell của Bloomberg Intelligence nói rằng mặc dù giá đã giảm hơn 50% so với mức giá cao nhất của năm ngoái, nông dân ở Đông Nam Á và châu Phi vẫn bị ảnh hưởng.

Tác động địa chính trị đang được cảm nhận ngay cả ở những nơi xa Ukraine như Canada, nhà sản xuất kali lớn nhất thế giới (Nga và Belarus lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3).

Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil đã đến Canada ngay sau khi xung đột Ukraine bùng nổ để đảm bảo có thêm các chuyến hàng cho siêu cường xuất khẩu lương thực này.

Trong khi đó, chính phủ Canada cho biết họ đang xem xét tăng xuất khẩu sang châu Âu các “mặt hàng chiến lược” bao gồm cả phân kali.

Cuộc chạy đua về nguồn cung cấp phân bón đã tạo ra những nỗ lực nhằm khuyến khích khả năng tự cung tự cấp.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden vừa qua đã công bố khoản tài trợ 500 triệu USD để tăng cường “sản xuất phân bón do Mỹ sản xuất” và “mang sản xuất và việc làm trở lại Mỹ”.

Tin mới

Ở Việt Nam có mẫu xe to ngang CX-5 nhưng ăn xăng 1L/100km, mạnh hơn cả Land Cruiser Prado: Giá thế nào?
7 giờ trước
Với một bình nhiên liệu đầy, mẫu xe này có thể đi được trên 1.300km.
Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
8 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
8 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi khủng cho loạt xe máy điện: Giảm tới 5 triệu đồng, chiếc rẻ nhất chỉ còn 14,9 triệu đồng
8 giờ trước
Chính sách này chính thức áp dụng từ ngày 15/4.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
8 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.

Tin cùng chuyên mục

Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
11 giờ trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
15 giờ trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.
Doanh số xe máy tăng cao trong những tháng đầu năm 2025
1 ngày trước
Các con số thống kê cho thấy thị trường xe máy Việt Nam đang trên đà hồi phục khi vừa đạt doanh số quý I tốt nhất trong 3 năm trở lại.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
1 ngày trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.