Ngậm đắng nuốt cay vì những thương vụ lừa đảo lan đột biếnicon

Những phi vụ lừa đảo lan đột biến không ít người thành nạn nhân, trong số đó, có những người mất tới tiền tỷ.

Những phi vụ lừa đảo lan đột biến không ít người thành nạn nhân, trong số đó, có những người mất tới tiền tỷ.

 

Ham mê làm giàu, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để sở hữu một cây lan đột biến quý hiếm, thậm chí “lao” vào lan đột biến như thiêu thân, dốc hết tài sản đầu tư, dù không biết gì nhiều về loại cây này. Từ đó trên thị trường xuất hiện những giao dịch lớn xoay quanh lan đột biến, tạo ra cơn sốt ảo.

Khi cơn sốt đi qua, khi cơ quan chức năng phanh phui những phi vụ lừa đảo thì không ít người đã lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.

Một tháng bị lừa 5 lần, mất gần 10 tỷ đồng vì lan đột biến

Trong đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng, anh Nguyễn Văn S. (sinh năm 1979) trú tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết từ tháng 11 đến tháng 12/2020, anh mua lan tại các nhà vườn ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội; huyện Hoài Đức (Hà Nội) huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và huyện Yên Thủy (tỉnh Hoà Bình) với tổng số tiền giao dịch lên tới gần 10 tỷ đồng. 

Sau khi giao dịch, anh S. về kiểm tra lại nguồn gốc thấy không đúng như thỏa thuận. Anh tìm đến các nhà vườn để trả cây đòi tiền nhưng chủ vườn đều đã cao chạy xa bay, khoá tài khoản Facebook, tắt điện thoại liên lạc.

Tìm hiểu kỹ, anh mới biết hầu hết những người này đều đi thuê vườn để giao dịch lan. Đến khi đã lừa được tiền của nạn nhân, họ bỏ trốn, chỉ còn lại vườn trống.

Lừa bán lan đột biến, chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng

Với nhiều vai diễn khác nhau từ chủ vườn lan cho đến khách hàng, nhóm người tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã lừa đảo rất nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng.

Cụ thể, khoảng đầu tháng 5/2021, Công an huyện Thanh Liêm tiến hành điều tra sau khi nhận được đơn tố giác của một số bị hại về việc bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng thông qua việc giao dịch lan đột biến giả tại vườn lan “Anh em” có địa chỉ tại xã Thanh Hải.

Kết quả điều tra đã làm rõ: Bùi Văn Trọng (SN 1998), Bùi Văn Cường (SN 1998) cùng trú tại xã Đoàn Kết; Trần Quang Huy (SN 2001), Vũ Văn Hùng (SN 2001) trú tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy lừa bán 3 giỏ lan Hồng Minh Châu và Hồng Yên Thủy không đúng chủng loại.

Những người này sử dụng tên giả, vào vai chủ vườn lan, khách hàng…để “diễn” một tiết mục hoàn hảo khi tiếp khách. Đồng thời, sử dụng tên giả, chụp ảnh, quay clip để đăng bài quảng cáo lan đột biến lên mạng xã hội.

Với thủ đoạn trên, từ tháng 12/2020 đến 5/2021, nhóm người đã thực hiện trót lọt 11 vụ lừa đảo bán lan đột biến khác, chiếm đoạt tài sản của nhiều người tại địa bàn các tỉnh khác nhau với số tiền lên 3,5 tỷ đồng.

Tương tự, trong một vụ việc khác, lợi dụng sự cả tin của khách, Quách Văn Hải (SN 1992) và Trịnh Hải Nam (SN 2002), Đỗ Văn Chung (SN 1987), Nguyễn Anh Thái (SN 1997), Trần Hữu Sỹ (SN 1987) và Trần Thắng Xuất (SN 1992), cùng trú tại Yên Thủy, Hòa Bình đã tạo tài khoản trên Facebook, sau đó đăng bài viết rao bán các loại lan đột biến.

Mất 2,6 tỷ đồng vì “lướt sóng” lan đột biến

Cuối tháng 7/2020, ông Đoàn Văn N. (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) trình báo lên Công an huyện Phù Ninh về việc ông bị một số người lừa bán lan phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ giả mạo với số tiền lên đến 2,6 tỷ đồng.

Ông N. chơi lan rừng gần chục năm nay. Hầu hết những giò lan ông mua chỉ dưới 2 triệu đồng. Mãi cho đến khoảng giữa năm 2020, sau một thời gian tìm hiểu, ông N. đặt mua cây lan đột biến đầu tiên trên Facebook với giá 95 triệu đồng. Chỉ vài ngày sau đó, đã có người trả giá giò lan này của ông là 115 triệu đồng. Nhận thấy tiền lãi từ việc bán lan đột biến sang tay gấp nhiều lần lương hưu nên sau đó ông đã giao dịch “lướt sóng” thêm nhiều lần.

Cho đến cuối tháng 7/2020, ông N. bắt đầu nhận thấy cây lan mà ông nhận được có nhiều điểm khác thường, không giống với khi ông mua trên livestream (phát trực tiếp). Trong vòng 1 tuần, hàng loạt người mua lan đột biến của ông đồng loạt gọi điện thông báo nghi ngờ cây ông bán là giả và yêu cầu ông hoàn trả tiền. 

Lúc này, ông N. cố gắng liên hệ với người bán nhưng không được. Theo ông N., tổng số tiền mua lan ông chuyển vào tài khoản của người bán đã lên tới là 2,6 tỷ đồng.

Để khắc phục hậu quả, ông N. sau đó phải “cắm” giấy tờ nhà, mượn tiền anh em họ hàng để trả cho khách và ôm về những giò lan “dởm”.

Ngậm đắng nuốt cay vì những thương vụ lừa đảo lan đột biến - 1

Kẻ lừa đảo dựng cả vườn lan, phát trực tiếp, vào vai diễn để lửa đảo. (Ảnh minh hoạ).

Gắn keo 502 giả lan đột biến, lừa đảo hơn 1 tỷ đồng

Tháng 11/2020, 3 kẻ lừa đảo tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hoà Bình đã mua lan đột biến thật về dùng thuốc kích thích cho thân nở hoa, sau đó tách phần thân có hoa này, dùng keo 502 gắn vào gốc lan phi điệp tím thường rồi bán cho người mua với giá trị hàng trăm triệu đồng, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.

Sự việc được phát giác khi Công an huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nhận được tố giác của anh Nguyễn Quang Đ. (SN 1982, tại xã Tân Phú, huyện Tân Sơn) về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 290 triệu đồng.

Cụ thể, anh Đ. thỏa thuận mua 1 giò lan loại đột biến HO với giá 303 triệu đồng từ một Facebook. Quá trình giao dịch, giò lan này được chốt giá 290 triệu đồng. Vài ngày sau, anh Đ. phát hiện giò lan bị dùng keo 502 dán lại, không phải là một cây la đột biến thật. Anh Đ. tìm cách liên lạc với người bán nhưng không được.

Qua quá trình điều tra, Công an huyện Tân Sơn đã làm rõ và bắt giữ những người liên quan là Bùi Văn Điệp (24 tuổi), Đinh Văn Đô (21 tuổi) và Đinh Văn Sự (31 tuổi) cả 3 cùng trú huyện Yên Thủy (Hòa Bình). Những người này khai thủ đoạn làm giả lan đột biến, bán cho người mua với giá hàng trăm triệu đồng. Với thủ đoạn của mình, họ đã lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nhiều người chơi lan tại nhiều địa phương khác nhau với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Chủ vườn lan cũng là nạn nhân vụ lừa đảo

Tháng 4/2021, dư luận từng xôn xao trước thông tin chủ vườn lan Hà Thanh tại xóm Chợ, thôn Đình Xuyên, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Nội ôm 200 tỷ đồng bỏ trốn. Tuy nhiên, sau khi điều tra, cơ quan chức năng huyện Ứng Hoà xác nhận chủ vườn lan này cũng chính là nạn nhân trong một vụ làm ăn khác có liên quan đến lan đột biến và số tiền trong vụ việc này cũng không lên tới 200 tỷ đồng.

Ngậm đắng nuốt cay vì những thương vụ lừa đảo lan đột biến - 2

Chỉ khi ra hoa mới biết đó có phải lan đột biến hay không. (Ảnh minh họa).

Nói về tình trạng lừa đảo trong giao dịch lan đột biến, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Duy Quý, Chủ tịch Hội hoa lan Việt Nam từng trả lời báo chí: “Không thể phát hiện hay phân biệt lan đột biến với lan thường qua các kie (cây con). Mọi kie giống nhau, chỉ khi ra hoa mới biết đó có phải lan đột biến hay không”.

Những kẻ lừa đảo đã lợi dụng đặc điểm này để hứa hẹn với người mua, đồng thời chiếm lòng tin bằng việc xây dựng uy tín giả trên mạng xã hội.

Giới chuyên gia đưa ra lời khuyên khi giao dịch hoa lan cần có hợp đồng bằng giấy tờ, phải tìm những nơi uy tín, đến tận vườn xem cây và được sự làm chứng của nhiều người.

(Theo VTC News)

Tin mới

Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
37 phút trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
3 triệu người đặt mua "siêu phẩm" điện thoại mới của Huawei: Không Android, chip vô danh - Vẫn cháy hàng
3 giờ trước
Mate 70 là mẫu điện thoại sở hữu con chip bí mật, không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn được hàng triệu người quan tâm.
Black Friday ở TP.HCM: Hạ giá tới 80% nhưng khách hàng vẫn dè dặt xuống tiền
3 giờ trước
Những ngày trước dịp Black Friday, nhiều cửa hàng tại TP.HCM đã rầm rộ quảng cáo khuyến mại sớm với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50% - 80% nhưng lượng khách mua không nhiều.
Thị trường ngày 28/11: Dầu biến động, vàng tăng, cà phê cao nhất nửa thế kỷ
4 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 27/11/2024, giá dầu Brent tăng trong khi WTI giảm sau khi tồn kho xăng tăng bất ngờ tại Mỹ. Giá vàng bật tăng sau dữ liệu lạm phát Mỹ, đồng đô la yếu.
Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
4 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.988.732 VNĐ / tấn

187.30 JPY / kg

0.54 %

+ 1.00

Đường

SUGAR

12.152.056 VNĐ / tấn

21.69 UScents / lb

0.28 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

232.325.646 VNĐ / tấn

9,142.00 USD / mt

1.02 %

- 94.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

184.208.131 VNĐ / tấn

328.79 UScents / lb

0.01 %

- 0.05

Gạo

RICE

17.541 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.30 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.232.908 VNĐ / tấn

988.78 UScents / bu

0.54 %

+ 5.28

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.275.052 VNĐ / tấn

295.40 USD / ust

0.03 %

- 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư
5 giờ trước
Kể từ đầu năm đến nay nước ta đã thu hơn 850 triệu USD từ mặt hàng này.
Quản lý thiết bị bay không người lái còn nhiều bất cập
23 giờ trước
Theo quy định, mọi tổ chức, cá nhân muốn sử dụng thiết bị bay không người lái phải xin phép bay từ cơ quan có thẩm quyền, chủ yếu là Bộ Quốc phòng
Mạnh dạn đầu tư trồng cây "không lá" gai góc, anh nông dân thu lãi 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
1 ngày trước
Nghỉ việc ở công ty chuyển sang trồng loại cây không lá, anh Thái Đắc Trọng (ngụ tại quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ) thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.
Chốt áp thuế VAT 5% đối với phân bón
1 ngày trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tham gia tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).