Điều này đồng nghĩa ngân hàng này, thời gian tới, phải thay đổi chính sách tuyển dụng nhân viên mới nhằm đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực có năng lực công nghệ.
Ôngi Jin phát biểu thêm, trên chặng đường biến mục tiêu trở thành hiện thực, ngân hàng cần những nhân viên có kinh nghiệm và có thể làm việc theo kiểu "du mục công nghệ số" với sự nhạy bén xuất sắc.
"Tôi đã nhấn mạnh rằng chúng ta cần các chuyên gia công nghệ, hoặc những người "du mục kỹ thuật số", những người không ở một nơi nhưng có thể làm việc nhanh chóng trong việc tương tác với khách hàng và phát triển dịch vụ dựa trên nhu cầu".
"Chúng tôi đã thuê những người có chuyên ngành về kinh doanh và kinh tế, sau đó "đặc phái" họ đến các bộ phận công nghệ. Chúng tôi đứng trước nhu cầu thay đổi quy trình tuyển dụng này để thực hiện việc "kỹ thuật số hóa" công ty".
Ông Jin cho biết việc loại bỏ các phòng ban chuyên về công nghệ của ngân hàng đang được cân nhắc, song hành với việc tuyển dụng và triển khai "những người du mục kỹ thuật số" đến nhiều phòng ban khác nhau nhằm đạt được sự hợp tác chặt chẽ với các nhân viên phi công nghệ.
Ngân hàng Shinhan sẽ thực hiện "chiến lược thị trường nước đôi" ở nước ngoài tại các thị trường tiên tiến và mới nổi.
Ông Jin cho biết ngân hàng có thể theo đuổi các thương vụ sáp nhập tiếp theo miễn là có thể khai thác và "chốt" một giao dịch tiềm năng có quy mô tương thích với chiến lược. Tuy nhiên, sẽ rất khó để tăng khối lượng tài sản tài chính ở các thị trường phát triển xuất phát từ nguyên nhân nguồn lực hạn chế.
Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ không cố gắng xâm nhập một cách quá "tích cực" và mở chi nhánh tại các thị trường mới nổi, mà chỉ tập trung đầu tư vào các quốc gia có tầm quan trọng, đặc biệt là Việt Nam. Ngân hàng Shinhan đã thâm nhập vào Việt Nam vào năm 1993 và trở thành Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất sau khi mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ vào năm 2017.
"Việt Nam là thị trường tăng trưởng có ý nghĩa đối với chúng tôi. Chúng tôi cũng coi Campuchia và Myanmar là thị trường quan trọng. Nhưng Shinhan sẽ tập trung vào một vài thị trường trọng điểm như Việt Nam, nơi có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa - không phải với tư cách là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài mà là một ngân hàng địa phương".
"Vì vậy, chúng tôi sẽ là một nhà đầu tư tích cực tại Việt Nam. Chúng tôi không thể đo lường thành công chỉ dựa trên số lượng chi nhánh mà Ngân hàng của chúng tôi đã mở ở nước ngoài như trước đây".
Kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài của ông Jin chỉ dừng lại ở Nhật Bản. Ông cho biết ông sẽ cần thêm thời gian với các cộng sự của mình để khám phá các cơ hội ở các thị trường khác.
Vào ngày 21 tháng 12 năm 2018, Tập đoàn tài chính Shinhan đã chỉ định Jin Ok-dong giữ vai trò Giám đốc điều hành mới của Ngân hàng, thay thế Wi Sung-ho.
Jin bắt đầu làm việc cho Phòng Nhân sự của Ngân hàng Shinhan vào tháng 11 năm 1986, sau khi làm việc tại Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc IBK trong sáu năm. Ông bắt đầu sự nghiệp tại Chi nhánh của Ngân hàng Shinhan ở Osaka năm 1997.