Ngân hàng Nhà nước bơm ròng lớn, vì sao lãi suất vẫn tăng?

06/09/2022 07:47
Nhiều tổ chức tín dụng đã phải chấp nhận chi phí cao hơn trước rất nhiều đề tiếp cận nguồn vốn bơm ra này.

Thời vụ chỉ là một yếu tố. Thời vụ từng được nhìn đến ở diễn biến lãi suất VND liên ngân hàng tăng lên trước thềm kỳ nghỉ Quốc khánh 2/9 vừa qua. Thông thường, dịp lễ tết và kỳ nghỉ khá dài, tiền mặt ra khỏi hệ thống phục vụ tiêu dùng tăng cao của người dân, lãi suất tăng. Nhưng, qua lễ, lãi suất vẫn tiếp tục tăng, dĩ nhiên có thể mang tính ngắn hạn.

Cụ thể, ngày 5/9, lãi suất VND tiếp tục tăng trên thị trường liên ngân hàng; lãi suất qua đêm đã lên khoảng 5,17%/năm - vùng cao nhất kể từ khi COVID-19 xẩy ra cho đến nay.

Lãi suất VND các kỳ hạn dài hơn trên thị trường liên ngân hàng cũng đã tiến gần quanh mức 5,5%/năm.

Những mức lãi suất trên cao hơn nhiều so với lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn trên thị trường dân cư, cũng như cao hơn trần lãi suất huy động đang áp dụng. Diễn biến này phản ánh nhu cầu cân đối vốn ngắn hạn của hệ thống căng lên.

Ngân hàng Nhà nước đã và đang can thiệp, bằng lượng bơm ròng khá lớn trước và sau dịp nghỉ lễ.

Tuần trước, chỉ có 3 ngày giao dịch, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng tới gần 53.000 tỷ đồng. Trong đó một phần từ tín phiếu hút bớt tiền về trước đó đáo hạn, nhưng cũng đáng kể là lượng tiền các tổ chức tín dụng phải “vay nóng” Nhà điều hành qua kênh cầm cố với số dư đã lên tới gần 22.400 tỷ đồng tính đến kết tuần qua.

Và ngay phiên đầu tiên thị trường mở cửa trở lại sau lễ, trước diễn biến lãi suất VND tăng vọt trên thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm gần 15.000 tỷ đồng qua thị trường mở (OMO) ngày 5/9 và có tới 13 thành viên phải mượn vốn ở đây.

Như vậy, lượng vốn mà các tổ chức tín dụng phải “vay nóng” Ngân hàng Nhà nước đang dày lên trông thấy. Không dễ chịu như thời tiền rẻ vừa qua, họ phải chịu lãi suất cao hơn trước rất nhiều, với 4,5%/năm thay vì chỉ 2,5%/năm trước đây.

Song song với bơm ròng qua cho vay cầm cố trên OMO, Ngân hàng Nhà nước “dĩ nhiên” cũng đã tạm ngừng phát hành tín phiếu hút bớt tiền về từ tuần trước. Tổng lượng bơm ròng lớn như trên song lãi suất VND vẫn tăng lên trên thị trường liên ngân hàng. Chi phí vốn cân đối ngắn hạn của hệ thống đã tăng lên rất cao so với đầu năm; ngược lại đây là môi trường đầu tư hấp dẫn cho các ngân hàng có tỷ trọng nguồn vốn rẻ…

Câu hỏi đặt ra, vì sao lượng vốn lớn bơm ròng ra thị trường như vậy mà lãi suất VND liên ngân hàng vẫn tăng cao? Điều này phản ánh thanh khoản hệ thống đang khan dần và căng lên. Nguồn hụt đi không được công bố cụ thể, nằm ở lượng ngoại tệ bán ra bình ổn tỷ giá từ tháng 5/2022 đến nay (đồng nghĩa với hút bớt VND về).

Trong khi đó, thị trường như đang chạy chỗ để đón “đường chuyền vượt tuyến” lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong cuộc họp chính sách ngày 21-22/9 tới. Chỉ số USD Index đã liên tục tăng cao và có lúc chạm mốc 110 điểm. Tỷ giá USD/VND theo đó vẫn tiềm ẩn áp lực đòi hỏi bình ổn, và một giải pháp tức thời có thể vẫn là bán ra ngoại tệ mà điều này đi cùng với hút nguồn VND về, thanh khoản ngắn hạn căng lên và lãi suất phản ứng như trên.

Tất nhiên những mối liên hệ và phản ứng còn tùy thuộc vào ý chí và liều lượng chủ động của Ngân hàng Nhà nước. Ví như việc tăng lượng bơm ròng qua OMO những phiên gần đây cũng là một hướng can thiệp, dù lãi suất vẫn tăng…

Trước đó, ngay trước thềm cuộc họp chính sách của Fed, Ngân hàng Nhà nước cũng đã gây bất ngờ khi thể hiện ý chí điều hành của mình qua việc “chạy chỗ” và “buông” lãi suất OMO (qua mở cơ chế đấu thầu lãi suất) từ ngày 26/7 (Fed họp ngày 27 và 28/7).

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
7 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
6 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
6 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
15 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.