Ngân hàng nhỏ "nhìn về tương lai mà thấy như sông rộng đường dài"?

25/01/2018 17:09
Trong bối cảnh thua thiệt và chịu nhiều áp lực về mọi mặt khi cạnh tranh với các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ sẽ phải làm gì để có thể khẳng định vị thế của mình trong tương lai?

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện có hơn 30 ngân hàng, trong đó riêng bốn ngân hàng Nhà nước gồm VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đã chiếm tới khoảng một nửa tài sản của cả hệ thống. Hoạt động kinh doanh của nhóm Big4 này ảnh hưởng và chi phối rất nhiều tới hoạt động cả ngành, nhóm các ngân hàng cổ phần tầm trung đang nỗ lực vượt lên trong khi đó có hơn 10 NHTMCP nhỏ có tổng tài sản dưới 100 nghìn tỷ đồng vẫn đang trên con đường khẳng định vị thế nhưng gặp vô vàn khó khăn để cạnh tranh.

Mạng lưới giao dịch hạn hẹp

Với tiềm lực tài chính có hạn, những ngân hàng nhỏ như KienlongBank, Saigonbank hay BacABank, VietABank, VietBank….rất khó để có thể mở rộng mạng lưới một cách nhanh chóng trong ngắn hạn. Điều này lại càng làm khó các ngân hàng trong việc gia tăng số lượng khách hàng cũng như quảng bá thương hiệu rộng rãi. 

Trên thực tế, ngân hàng nhỏ chỉ có tổng cộng chưa đến 100 chi nhánh, phòng giao dịch, cũng không thể phủ rộng khắp các tỉnh thành. Thậm chí ngay cả các thành phố lớn nhất là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh thì để tìm kiếm các điểm giao dịch cũng không phải điều dễ dàng. Đơn cử như trường hợp của NCB, dù có trụ sở chính tại Hà Nội nhưng ngân hàng cũng chỉ có được vài điểm giao dịch và cách khá xa nhau.

Trong khi đó, các ngân hàng lớn như BIDV và VietinBank, Agribank thì đơn vị tính là nghìn điểm, nhỏ hơn một chút là Sacombank và Vietcombank cũng có trên dưới 500 chi nhánh/điểm giao dịch. Những ngân hàng như MBBank, VPBank có mạng lưới giao dịch vượt trội và số điểm giao dịch tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây, hầu hết là trên dưới 300 điểm.

Các ngân hàng có mạng lưới dày đặc sẽ có lợi thế hơn hẳn các ngân hàng khác về mọi mặt và thực tế trong hoạt động cũng đã minh chứng điều ấy.

Khó cạnh tranh

Một trong những chỉ số dễ nhìn thấy để các ngân hàng cạnh tranh với nhau ấy là lãi suất. Theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, lãi suất liên ngân hàng năm vừa rồi duy trì ở mức khá thấp nhưng các ngân hàng nhỏ hoặc thuộc diện tái cơ cấu thiếu vốn rất khó khăn để tiếp cận dòng vốn rẻ này, buộc phải tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi từ dân cư.

Thêm vào đó, ngay trong tháng 1 năm nay, việc nhiều ngân hàng lớn có quyết định giảm lãi suất cho vay đã tạo nên áp lực không ít tới các ngân hàng nhỏ. Nhất là vào thời điểm này, khi thanh khoản ở các ngân hàng nhỏ đang khá căng thẳng. Quan sát cho thấy, lãi suất huy động ở các ngân hàng nhỏ đang có phần cao hơn các ngân hàng lớn… 

Nếu giảm lãi suất cho vay theo xu hướng, biên độ lợi nhuận của các ngân hàng này đã mỏng lại càng thêm mỏng ảnh hưởng tới lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, nếu không giảm lãi suất cho vay thì khó có thể cạnh tranh, thu hút được khách hàng. Vô hình chung, câu chuyện giảm lãi suất đã đặt những ngân hàng này vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Vấn đề tăng vốn cũng đang là thách thức trong thời gian tới đối với các ngân hàng thương mại nhỏ. Trong khi những NHTMCP lớn như HDBank, ACB, VPBank…đã lần lượt tìm được nguồn vốn từ cổ đông hoặc đối tác với chi phí rẻ, thì các NHTMCP nhỏ dường như chưa có động thái gì. Ví như NCB hiện tại vốn điều lệ vẫn chỉ đang ở mức 3.010 tỷ đồng trong nhiều năm, Saigonbank có kế hoạch tăng vốn từ 3.080 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được,…Vốn khó tăng lại đưa các ngân hàng quay về những thách thức ban đầu ấy là áp lực lên việc mở rộng mạng lưới, lên khả năng kinh doanh, cạnh tranh, và vô vàn những khó khăn khác.

Cửa nào để "đấu" với các ngân hàng lớn?

Đối mặt với những khó khăn kể trên, rõ ràng các ngân hàng nhỏ đang vô cùng khó để cạnh tranh với ngân hàng lớn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, họ vẫn có cơ hội để bứt tốc bằng những con đường ngách mà họ lựa chọn để khẳng định mình.

Trên thực tế, đã có một số ngân hàng từ quy mô nhỏ vươn lên dần dần khẳng định được thương hiệu và vị trí của mình trên thị trường. Chẳng hạn TPBank từ ngân hàng nhỏ đã tìm thấy hướng đi "ngân hàng số" để phát triển, đến nay cũng nhanh chóng bứt lên nhóm trên với tổng tài sản trên 120 nghìn tỷ và lợi nhuận nghìn tỷ. Hay như OCB cũng làm mạnh ở mảng bán lẻ và quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nay cũng đã tạo được vị thế nhất định với lợi nhuận nghìn tỷ và hoàn thành chương trình Basel II đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt. NCB thì đang tự tái cơ cấu, vươn lên bằng nguồn lực nội tại và sự hỗ trợ đắc lực từ các cổ đông mới. Nam A Bank cũng thay đổi diện mạo để chuẩn bị bứt phá, còn Bac A Bank và Kienlongbank thì "lầm lũi tiến" bằng việc thay mới bản thân và đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UpCOM trước nhiều ngân hàng quy mô lớn hơn khác.

Từ những điển hình ấy, giới chuyên gia nhận xét, các ngân hàng nhỏ sẽ không bị bỏ lại phía sau nếu như tìm thấy con đường đi riêng của mình có khác biệt với đối thủ. Ngay cả việc tìm kiếm một ngân hàng lớn để sáp nhập và phát triển cũng được đánh giá là phương án hay nếu như họ không thể tự mình vươn lên. Còn không, nếu cứ đi những con đường người khác đã đi quá lâu, các ngân hàng sẽ chẳng có cách nào khác ngoài sự tụt hậu tất yếu sẽ đến cùng tương lai mịt mù.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
6 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
5 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
4 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
3 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Ông nông dân thu lãi 1 tỷ đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "vừa ngon vừa đẹp"
12 giờ trước
Nuôi loài vật thịt thơm, ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh, nông dân Đỗ Văn Được (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
13 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Tin buồn dành cho người dùng iPhone, iPad cũ
13 giờ trước
Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud cho các thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
17 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.