Ngân hàng Thụy Sĩ quản lý tài sản cho những người giàu nhất thế giới đứng trước 'ngã 3 đường'

11/05/2021 21:18
Trong suốt hơn 2 thế kỷ, ngân hàng Banque Pictet & Cie SA của Thụy Sĩ đã quản lý tài sản cho những người cực kỳ giàu có một cách kín đáo. Việc này được thực hiện bởi một nhóm các thành viên hợp danh (partner) đầy quyền lực và giờ đây, những truyền thống vốn có đang dần thay đổi.

Trong hơn 215 năm hoạt động, chỉ có 43 người – toàn bộ đều là nam giới và là người da trắng, đã trở thành thành viên hợp danh chịu trách nhiệm quản lý của Pictet. Họ thậm chí còn tạo ra một mối quan hệ lâu dài hơn cả một cuộc hôn nhân điển hình. Từ tòa nhà cao tầng ở Geneva, họ giám sát hơn 600 tỷ franc (622 tỷ USD) tài sản và mức lợi nhuận thậm chí còn vượt xa các công ty lớn mạnh hơn, được niêm yết cùng ngành. Lợi nhuận hàng năm của Pictet là hơn 20 triệu franc. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Pictet phải đối mặt với một xu hướng mới đáng lo ngại, làm rạn nứt sự gắn kết vốn có: những nhân sự chủ chốt bắt đầu rời đi. Trong suốt năm 2019, hàng chục nhà quản lý với mối quan hệ lâu năm ở đơn vị quản lý tài sản đã rời khỏi đây.

Trong vòng vài ngày của tháng 9/2019, 4 nhân viên ngân hàng cấp cao trong nhóm chăm sóc khách hàng Nga cũng nộp đơn xin từ chức. Các nhân viên ngân hàng ở Scandinavia và Israel cũng có động thái tương tự. Tình trạng này đang đặt ra dấu hỏi lớn đối với hàng tỷ USD tài sản mà ngân hàng này đang quản lý.

Nguyên nhân của việc các nhân sự quan trọng đồng loạt rời đi là xung đột về văn hóa. Những nhân sự lâu năm không hài lòng với cách quản lý mới. Cụ thể là tuyển dụng hàng loạt người mới để quản lý tài sản cho giới siêu giàu, đặc biệt là sự tăng trưởng bùng nổ của khối tài sản đến từ châu Á. Điều này đã tạo ra cuộc đua đầy quyết liệt trong việc tìm kiếm khách hàng, cũng như nhân tài với các đối thủ lớn hơn như UBS và HSBC.

Dẫu vậy, đối với một số người khác, sự thay đổi vẫn chưa được cảm nhận rõ rệt. Một số người thậm chí mới gia nhập ngân hàng, với cam kết "trẻ hóa" Pictet, cũng rời đi trong sự thất vọng. Cuộc phỏng vấn của Bloomberg với hàng chục nguồn tin thân cận với mảng quản lý tài sản tư nhân của Pictet cho thấy doanh nghiệp này đang ở ngã 3 đường và họ buộc phải thích ứng với những thay đổi mới.

Trong khi tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động tại Pictet Wealth Management đang ở mức thấp nhất mọi thời đại là 2,8%, thì việc nhân tài lâu năm rời đi đang được thảo luận "rôm rả" khắp các hành lang của tòa nhà trụ sở 5 tầng. Sự ra đi khiến các thành viên khác lo ngại, bởi họ là những người coi việc này như một "cuộc tấn công" vào một tổ chức vốn nổi tiếng với tình trạng ổn định, không có biến động.

Pedro Araujo – nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Fribourg, cho biết: "Pictet đang ở giữa 2 thế giới. Đó là thế giới cũ của các ngân hàng đầu tư ở Geneva và thế giới mới của nền tài chính toàn cầu hóa – nơi họ muốn hiện diện trên trường quốc tế, muốn phát triển nhưng không quá hào nhoáng. Và 2 thế giới này đang va chạm."

Những năm gần đây, Pictet đã trở nên hài hòa hơn với sự thay đổi. Công ty đã thay đổi địa vị pháp lý sau khi ngừng sử dụng đạo luật bảo mật ngân hàng vào năm 2014 và tiết lộ nhiều chỉ số về hoạt động hơn. Một trong những thành viên hợp danh của ngân hàng – Rémy Best, đã gây ấn tượng khi đưa ra những thay đổi đối với mảng quản lý tài sản, sau đó ông chú ý đến bộ phận quản lý tài sản cho giới nhà giàu.

Sự thay đổi này cũng cần những "gương mặt" mới. Và ngân hàng đã nhận thấy tiềm năng ở Boris Collardi. Ông đã có hành động được cho là táo bạo nhất ngành ngân hàng Thịu Sĩ vào năm 2018, khi đột ngột rời khỏi cương vị CEO của ngân hàng tư nhân Julius Baer và gia nhập Pictet.

Collardi là người dày dặn kinh nghiệm ở khu vực châu Á. Đây cũng chính là nơi Pictet muốn tiếp cận nhóm người giàu bao gồm các tỷ phú đang muốn chuyển giao tài sản cho thế hệ sau. Hiện tại, ông đang trở thành 1 trong 7 thành viên hợp danh hàng đầu của công ty. Chỉ trong 1 năm, hơn 100 nhân sự thân cận của ông đã đến làm việc tại Pictet. Collardi cũng đẩy nhanh việc đại tu các nền tảng đầu tư và giao dịch, thay thế một số nhà quản lý danh mục đầu tư lâu năm nhất. 

Hiện tại, châu Á vẫn là thị trường quan trọng trong quá trình tái tổ chức của Collardi – nơi ông tham vọng đưa Pictet trở thành một trong 10 ngân hàng tư nhân top đầu. Ông đã bổ nhiệm Fong Seng Tee – từng làm việc tại Credit Suisse, làm chủ tịch bộ phận quản lý tài sản tại châu Á. Ông cũng đưa một nhân sự thân cận ở Baer đến để điều hành khu vực Trung Đông.

Dù quy mô vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nhà quản lý tài sản đã niêm yết, nhưng Pictet có lợi thế lớn khi nói đến khả năng sinh lời. Từ lâu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty đã đạt mức hơn 40%. Dù con số này đã giảm xuống khoảng 16-20% trong nửa thập kỷ qua, nhưng vẫn nổi trội hơn so với UBS, Credit Suisse và Julius Baer. 

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
5 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
8 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
12 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
15 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.