Ngân hàng Việt đang xử lý yêu cầu từng được ước định 20 tỷ USD như thế nào?

03/05/2019 17:05
Thị trường đón thêm một ngân hàng thương mại nữa nhập cuộc, trong hành trình đáp ứng yêu cầu từng được ước định cần tới 20 tỷ USD.

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định về việc Ngân hàng Á Châu (ACB) được áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN từ tháng 5/2019.

Theo đó, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp tục đón thêm thành viên đáp ứng được chuẩn mực Basel 2 (phương pháp tiêu chuẩn) trước thời hạn (so với mốc 01/01/2020).

Tính đến thời điểm này, hệ thống đã có 7 thành viên thực hiện được, gồm: Vietcombank, VIB, OCB, MB, VPBank, TPBank và ACB. Một số ứng viên khác đã nộp hồ sơ về Ngân hàng Nhà nước và đang chờ thẩm định để có thể nhập cuộc trước hạn.

Như vậy, từ tháng 11/2018 đến nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bước vào thực hiện quá trình đáp ứng tiêu chuẩn mới trong an toàn hoạt động, một quá trình từng được ước định cần tới 20 tỷ USD.

Cụ thể, trung tuần tháng 9/2018, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings công bố một bản báo cáo đánh giá về nhu cầu vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong đó, Fitch đánh giá hệ thống này có thể phải đối mặt với mức thiếu hụt vốn gần 20 tỷ USD (tương đương 9% GDP) để đáp ứng việc triển khai tiêu chuẩn Basel 2.

Cũng ở báo cáo trên, Fitch cho rằng các ngân hàng có thể đẩy mạnh phát hành tăng vốn, điều này có thể cải thiện hồ sơ tín dụng của các ngân hàng được xếp hạng nếu tăng vốn thành công. Tuy nhiên, thị trường vốn trong nước thiếu chiều sâu có thể là rào cản cho việc này, đặc biệt khi một số ngân hàng có sở hữu nước ngoài đã gần tới mức giới hạn.

Như vậy, chưa đầy một năm sau báo cáo của Fitch, ít nhất 7 ngân hàng thương mại Việt Nam đã bước đầu xử lý yêu cầu trong quy mô dự kiến 20 tỷ USD nói trên. Dù mới chỉ 1/4 về số lượng thành viên trong hệ thống thực hiện được, nhưng đây là những thành viên có quy mô hoạt động lớn và thị phần lớn.

Ngoài ra, hiện có một số ngân hàng thương mại khác có quy mô lớn như Techcombank, HDBank, MSB… cũng đã khẳng định sẵn sàng áp dụng Basel 2 trước hạn, theo thông tin cập nhật tại mùa đại hội đồng cổ đông thường niên tháng 4 vừa qua.

Để đáp ứng “yêu cầu 20 tỷ USD” nói trên, trong năm 2018 và 2019, ngoại trừ một số thành viên đang thực hiện tái cơ cấu, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã và đang triển khai các kế hoạch tiếp tục tăng vốn điều lệ; một số trường hợp đã quyết định giữ lại lợi nhuận và không chia cổ tức để bổ sung nguồn vốn hoạt động…

Cá biệt, thay vì đáp ứng bằng tăng vốn điều lệ, do đặc thù giới hạn mô hình sau cổ phần hóa, VietinBank vừa qua đã chọn giải pháp thoái bớt tín dụng, cơ cấu lại tài sản để chuẩn bị cho việc áp dụng Basel 2.

Hoặc những năm gần đây, một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank cũng đã phát hành lượng lớn trái phiếu có kỳ hạn dài để nâng vốn cấp 2, cũng là một trong những giải pháp để đáp ứng yêu cầu trên. Nhưng đây là giải pháp tình thế và ngắn hạn.

Với sự phân hóa trong hệ thống, việc đáp ứng được tiêu chuẩn Basel 2 đúng thời hạn, đặc biệt là về yêu cầu đủ vốn, hiện vẫn là ẩn số đối nhiều thành viên trong hệ thống, nhất là với những trường hợp đang tái cơ cấu, đang được hưởng một số cơ chế hỗ trợ trong giãn lộ trình xử lý nợ xấu và thoái lãi dự thu…

Đó cũng là ẩn số lớn nhất trong kết quả cuối cùng thực hiện yêu cầu mà Fitch từng ước định lên tới 20 tỷ USD nói trên.

Theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel 2. Đến 2025, tất cả ngân hàng thương mại áp dụng Basel 2 theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm Basel 2 theo phương pháp nâng cao.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
4 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
3 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
3 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
51 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
16 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.