Ngân sách Nhà nước bội thu 228.300 tỷ đồng

08/07/2022 13:26
6 tháng đầu năm 2022, ngành Tài chính thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 941.300 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước đạt 713.000 tỷ đồng. Như vậy, 6 tháng qua, NSNN bội thu 228.300 tỷ đồng.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tài chính- ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022, triển khai nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng cuối năm 2022 do Bộ Tài chính tổ chức chiều 7/7.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2022, ngành Tài chính thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 941.300 tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán (thu ngân sách trung ương đạt 66,4% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt xấp xỉ 67% dự toán), tăng 19,9% so cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, thu nội địa đạt 747.900 tỷ đồng, bằng 63,6% dự toán, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Có 10/12 khoản thu và nhóm khoản thu nội địa tiến độ thu đạt khá so với dự toán (trên 55%), còn 2 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (48% dự toán) và thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước (40,5% dự toán).

Thu từ dầu thô đạt 35.400 tỷ đồng, bằng 125,6% dự toán, tăng 87,2% so với cùng kỳ và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 157.900 tỷ đồng, bằng 79,4% dự toán, tăng 28,3% so với cùng kỳ trên cơ sở tổng số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 225.600 tỷ đồng, bằng 64,1% dự toán; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 67.700 tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán.

Theo Bộ Tài chính, hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng tăng trưởng tích cực; kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá đến ngày 30/6 đạt 371,2 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ, trong đó, kim ngạch các mặt hàng đóng góp số thu lớn cho ngân sách tăng mạnh (như: xăng dầu, chất dẻo, hóa chất, điện thoại và linh kiện, sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử nhập khẩu,...), góp phần tăng thu ngân sách trong lĩnh vực này.

Cũng theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất cấp thẩm quyền kịp thời ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho DN và người dân. Kết quả thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong 6 tháng đầu năm thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế khoảng 39.800 tỷ đồng.

Tính cả 6.100 tỷ đồng số tiền miễn, giảm theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng số tiền đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn khoảng 45.900 tỷ đồng.

Về chi ngân sách, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội; chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến...

Báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm, cắt giảm và nguồn còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021, trong đó 6.840 tỷ đồng thực hiện Chương trình; chuyển 15,6 nghìn tỷ đồng các nguồn kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021 sang năm 2022 để mua vaccine phòng COVID-19 (6.990 tỷ đồng), chi cho công tác phòng, chống dịch (8.600 tỷ đồng)...

Tổng chi NSNN 6 tháng đầu năm ước đạt 713.000 tỷ đồng, bằng 40% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 28,6%, chi thường xuyên đạt 45,8%, chi trả lãi đạt 50,1% dự toán.

Theo Bộ Tài chính, trong nửa đầu năm, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Các chỉ tiêu an toàn nợ công được Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.

Về công tác thanh, kiểm tra tài chính, buôn lậu, thị trường… Bộ Tài chính cho biết, 6 tháng đầu năm 2022 đã thực hiện trên 28.400 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực quản lý thu, chi ngân sách; quản lý, sử dụng vốn đầu tư; quản lý giá, chứng khoán.

Bộ này cũng đã kiểm tra trên 438.600 hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp; điều tra chống buôn lậu bắt giữ, xử lý 7.400 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan; kiến nghị xử lý tài chính 21.200 tỷ đồng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá các kết quả đạt được trong nửa năm qua của Bộ Tài chính là rất tích cực, mặc dù vậy, toàn ngành Tài chính không được chủ quan với những kết quả đạt được, mà phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng để hoàn thành và phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022 đã được Quốc hội, Chính phủ đề ra.

Phó Thủ tướng đề nghị, toàn ngành Tài chính tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tài khoá, kể cả các giải pháp về thuế, phí để trình cấp có thẩm quyền quyết định, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, kịp thời tham mưu, tăng cường phân tích, dự báo; rà soát kỹ, cập nhật các kịch bản tăng trưởng và các giải pháp chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng được giao; kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền các nhiệm vụ, giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

"Cần tập trung rà soát những điểm chồng chéo, rào cản cho sản xuất – kinh doanh, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đất nước phát triển bền vững. Tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan; đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động đầu tư; hoàn thiện khung khổ pháp lý cho phát triển kinh tế số, mô hình kinh doanh mới, ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử; mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng số hóa trong cung cấp dịch vụ công, xử lý hồ sơ nghiệp vụ, thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Định kỳ đối thoại với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
10 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.