Ngành công nghệ Trung Quốc đang “đói” vốn trầm trọng?

17/07/2018 16:35
Những gì đang diễn ra trong ngành đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc có thể là dấu hiệu cho câu chuyện tồi tệ hơn phía sau.

Anh Wang Shidong và hai cộng sự của mình mới tốt nghiệp cao học 2 năm trước đây khi mà họ huy động được khoảng 45 triệu USD trong 2 tháng để thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Khi đó, vợ của Wang Shidong thậm chí còn cảm thấy hoảng sợ khi mà anh này phải quản lý quá nhiều tiền đến vậy.

Thế nhưng mọi chuyện nay đã khác rất nhiều. Theo bài báo mới đây được New York Times đăng tải, tình hình gọi vốn của ngành công nghệ Trung Quốc ngày một khó khăn hơn. Sau khoảng 3 tháng đi gặp đến khoảng 90 nhà đầu tư tiềm năng trên khắp Trung Quốc, anh Wang và cộng sự của mình cũng chỉ huy động được 3 triệu USD cho quỹ thứ 2. Cuối cùng, vào tháng 6/2018, họ đóng cửa quỹ.

Quỹ East Zhang Hangzhou Investment Management của nhóm anh là một trong số khoảng 10 nghìn quỹ được sáng lập trong 3 năm qua trong bối cảnh đầu tư vào ngành công nghệ lên mạnh nhờ vào động lực tăng trưởng cao được hỗ trợ bởi chính phủ tại Trung Quốc. Giờ đây, tăng trưởng chững lại, nó là dấu hiệu cho thấy động lực Trung Quốc đang chững lại.

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của quỹ Jinfuji tại Thâm Quyến, ông Zhang Kaixin, chỉ ra: “Tất cả các ngành, tổ chức và cá nhân đều đang thiếu tiền mặt”. Quỹ này đang quản lý tổng tài sản ước khoảng 4,5 tỷ USD. Cũng theo ông Zhang, nhiều nhà đầu tư vào các quỹ đang muốn rút tiền về.

Vốn đầu tư mạo hiểm là một phần nhỏ của kinh tế Trung Quốc, vốn tại Trung Quốc vẫn tăng nhanh so với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Thế nhưng các vấn đề trong hoạt động huy động vốn của ngành có thể là dấu hiệu cho một câu chuyện tồi tệ hơn.

Sau nhiều năm tín dụng dễ dãi và tăng trưởng không ngừng, Trung Quốc đang gặp khó khi mà đầu tư yếu đi, tiêu dùng người dân đi xuống, vỡ nợ doanh nghiệp và vỡ nợ của chính quyền địa phương ngày một tăng lên.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hẳn cảm thấy không dễ dàng khi phải đối diện với hàng loạt vấn đề kể trên tính từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2013. Nếu kinh tế Trung Quốc thực sự chững lại, 1,4 tỷ người Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?

Nhiều người Trung Quốc vẫn tin rằng kinh tế Trung Quốc sẽ không rơi vào suy thoái, cũng giống như kinh tế Trung Quốc đã khá vững vàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và Đại Suy thoái năm 2008. Tuy nhiên chẳng ai có thể nói được trước tương lai.

Những gì đang diễn ra trong ngành đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc có thể là dấu hiệu cho điều gì đang đến. Ngành nhạy cảm với biến động dòng tiền và tâm lý đầu tư, chính vì vậy có thể được coi như chỉ báo tốt cho nhiều khu vực quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Trong ngày thứ Hai, chính phủ Trung Quốc thông báo kinh tế Trung Quốc quý 2/2018 tăng trưởng được 6,7% so với 1 năm trước.

Cho đến nay, nguồn vốn yếu. 3 tháng đầu năm nay, các quỹ huy động được chưa bằng 2/3 số tiền của cùng kỳ năm ngoái, theo tính toán của Zero2IPO Research. Hoạt động đầu tư giảm gần nửa. Thực ra trong quá khứ, mỗi khi kinh tế đi xuống, hoạt động đầu tư cũng giảm. Thế nhưng theo số liệu công bố lần này và nhận xét từ những người liên quan, tốc độ chững lại của dòng vốn lần này chưa từng có tiền lệ.

Những quỹ mạo hiểm như East Zhang được hình thành một phần bởi từ năm 2014, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu đẩy mạnh đổi mới và phát triển doanh nghiệp với hy vọng các công ty công nghệ mới sẽ giúp đưa Trung Quốc từ một cường quốc sản xuất thành một cường quốc công nghệ. Các tập đoàn, ngân hàng và cá nhân giàu có đua nhau đổ tiền đầu tư vào các công ty công nghệ mới.

Ngay cả những quỹ đầu tư mạo hiểm với lịch sử hoạt động tốt cũng không đạt được mục tiêu huy động tiền như trước đây, theo phân tích của ông Ran Wang thuộc CEC Capital. Nhiều công ty phải chấp nhận lượng vốn gọi về thấp hơn so với dự kiến.

Ngoài ra, có dấu hiệu khác cho thấy khoảng thời gian bùng nổ của các công ty công nghệ mới tại Trung Quốc đã qua đi:  Họ đang chào bán cổ phiếu ra công chúng ngày một nhiều hơn. Hơn 2/3 các công ty công nghệ mới của Trung Quốc đang hy vọng bán cổ phiếu ra công chúng trong năm nay.

Tại Mỹ, nhìn chung các công ty dạng này không muốn chào bán cổ phiếu khi mà họ còn tự huy động được đủ nguồn tiền. Trung Quốc hiện đang là nơi tập trung của khoảng hơn 70 công ty start up với giá trị vốn hóa hơn 1 tỷ USD.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
2 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
19 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
50 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
40 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
21 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
2 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
3 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.