Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đối đầu Tổng thống Joe Biden trên chiến trường... Facebook

01/10/2021 19:42
Ngành công nghiệp dầu mỏ đang nỗ lực ngăn cản Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch chi tiêu đầy tham vọng của Chính quyền tổng thống Joe Biden, trong đó có thể gây tổn hại cho lợi ích của ngành công nghiệp này thông qua hàng triệu USD tiền quảng cáo Facebook.

Cuộc chiến bằng quảng cáo Facebook

Chiến trường mà ngành công nghiệp dầu mỏ sử dụng trong cuộc đối đầu với chính quyền Tổng thống Biden chính là Facebook. Những quảng cáo mà ngành công nghiệp dầu mỏ tài trợ xuất hiện hàng triệu lần mỗi tuần. Họ nhắm đích danh đến những đảng viên Dân chủ dễ bị tổn thương tại Quốc hội, cảnh báo rằng kế hoạch ngân sách trị giá 3,5 nghìn tỷ USD của Chính quyền Biden, trong đó có những điều khoản giảm trợ cấp cho năng lượng hóa thạch, sẽ phá hủy nền kinh tế Mỹ.

"Một số chính trị gia bao gồm Hạ nghị sĩ Houlahan đang đặt mục tiêu tăng thuế đối với các nhà sản xuất năng lượng của nước Mỹ. Việc tăng thuế đồng nghĩa với những rủi ro cho việc làm trong ngành này. Hãy gọi hỏi Houlahan đi", một quảng cáo tấn công Hạ nghị sĩ Chrissy Houlahan của Pennsylvania bắt đầu xuất hiện trên Facebook từ ngày 15/9.

Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đối đầu Tổng thống Joe Biden trên chiến trường... Facebook - Ảnh 1.

Các bài đăng trả tiền là một phần trong chiến dịch tấn công quy mô lớn mà ngành công nghiệp dầu khí phát động nhằm chống lại kế hoạch ngân sách đang được Quốc hội Mỹ xem xét. Tuy nhiên, nhiều điều khoản trong đó có thể sẽ phải thay đổi để nhận được đa số cái gật đầu của các nghị sĩ Mỹ. Một trong số đó là từ bỏ kế hoạch giảm trợ cấp hàng tỷ USD mà ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đang được hưởng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này sẽ khuyến khích sử dụng nhiên liệu hóa thạch, gây ra biến đổi khí hậu thảm khốc.

Hôm 30/9, xuất hiện một thỏa thuận được cho là giữa Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer với Thượng nghị sĩ Joe Manchin III của Tây Virginia – một người Dân chủ có tiếng nói lớn trong Thượng viện bị chia rẽ của Mỹ. Ông Manchin tuyên bố không ủng hộ kế hoạch ngân sách mà Chính quyền Biden đang muốn thúc đẩy.

Tuy nhiên, trong thỏa thuận mà Politico có được, ông Manchin nói rằng nếu kế hoạch ủng hộ năng lượng gió và điện mặt trời thì nó không được hủy bỏ các khoản giảm thuế mà các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang được hưởng.

Chi không tiếc tiền cho quảng cáo

Viện Dầu khí Mỹ (American Petroleum Institute), nhóm thương mại lớn nhất của ngành công nghiệp ga và dầu mỏ của Mỹ, đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực thúc đẩy giảm thuế đối với dầu và khí đốt. Nó đang dùng một nhóm bình phong, được gọi là Những Công dân Năng lượng, để thúc đẩy mục tiêu này. Một thập kỷ trước, API cũng đã dùng nhóm này để ngăn chặn thành công kế hoạch đặt ra mức trần về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đồng thời cho phép các công ty được mua và bán phát thải.

Trong 6 tháng đầu năm nay, API đã chi hơn 2 triệu USD để trực tiếp vận động hành lang tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề, trong đó có thuế. Các thành viên của API bao gồm những ông lớn ngành công nghiệp dầu mỏ như Exxon Mobil, Chevron và BP. Tổ chức này cũng đã chi số tiền lên tới 7 con số cho các chiến dịch truyền hình để chống lại những gì Chính quyền Biden đang theo đuổi.

Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đối đầu Tổng thống Joe Biden trên chiến trường... Facebook - Ảnh 2.

Trên Facebook, API đã chi gần nửa triệu USD để chạy hàng trăm quảng cáo nhằm tấn công kế hoạch ngân sách tham vọng này kể từ 11/8, thời điểm Thượng viện Mỹ thông qua một nghị quyết về ngân sách. Trong số đó, có ít nhất 286 quảng cáo nhắm thẳng đến các thành viên của Quốc hội Mỹ và chúng đã được xem 21 triệu lần.

Dữ liệu cho thấy, mức chi tiêu trung bình hàng ngày của API cho quảng cáo trên Facebook đã vượt qua các kỷ lục trước đây của nhóm, được thiết lập sau khi ông Biden, khi đó còn là ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ, công bố kế hoạch khí hậu tham vọng của mình vào tháng 7/2020.

Trong khi đó, API cũng chạy các quảng cáo ca ngợi Thượng nghị sĩ Manchin vì ông đã phản đối kế hoạch này. Ông Manchin cũng là người nhận được nhiều tài trợ từ ngành công nghiệp dầu mỏ, than đá và khí đốt hơn bất cứ Thượng nghị sĩ nào khác.

Megan Bloomgren, phát ngôn viên của API, cho biết nhóm này đang làm việc với các nhà hoạch định chính sách ở cả 2 phía nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu. Tuy nhiên, bà Bloomgren cũng không quên đưa ra những lời chỉ trích.

"Các chính sách nằm trong gói chi tiêu 3,5 nghìn tỷ USD này làm hạn chế khả năng tiếp cận năng lượng của người Mỹ và áp thuế là cách làm sai lầm để giải quyết mục tiêu chung của chúng ta là cắt giảm khí thải. Nó sẽ chỉ dẫn đến việc nhập khẩu nhiều hơn với chi phí cao hơn cho người dân Mỹ", bà Bloomgren nói.

Lời qua tiếng lại

Exxon Mobil, nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất của Mỹ, đã chi 1,6 triệu USD cho các quảng cáo về chính trị và chính sách trong cùng khoảng thời gian. Đây là mức chi tiêu cao nhất của một công ty cho quảng cáo Facebook kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa diễn ra.

Trong khi nhiều quảng cáo nói chung chung về ngành công nghiệp dầu mỏ, cũng có những quảng cáo kêu gọi cử tri gọi cho người đại diện cho họ và nói rằng "các doanh nghiệp Mỹ không đủ khả năng cho một đợt tăng thuế".

Casey Norton, người phát ngôn của Exxon Mobil, cho biết: "Những nỗ lực của công ty hoàn toàn minh bạch và được báo cáo cho cơ quan chức năng. Động thái của công ty liên quan đến gánh nặng thuế mà có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp Mỹ như cách mà chúng tôi đã công khai quan điểm. Tuy nhiên, Exxon cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các mục tiêu về môi trường".

Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đối đầu Tổng thống Joe Biden trên chiến trường... Facebook - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia trong ngành, những quảng cáo này có phạm vi tiếp cận và tác động tiềm năng rất lớn. Với hàng chục triệu lượt xem, chỉ một lượng nhỏ trong số đó đồng tình với các nội dung quảng cáo và liên hệ với các Nghị sĩ mà họ bầu, đó sẽ là một khối lượng khổng lồ các cuộc gọi.

Ở chiều ngược lại, các nhóm về môi trường cũng đang đổ tiền cho quảng cáo. Giống cách ngành công nghiệp dầu khí đang làm, những nhóm ủng hộ môi trường cũng nhắm thẳng đến các nghị sĩ Cộng hòa, những người chống lại kế hoạch ngân sách mà Chính quyền Biden đang trình Quốc hội.

"Các gia đình ở Florida cần Maria Salazar nhìn thấy những gì đã xảy ra. Nguy hiểm là có thật. Thời tiết khắc nghiệt và ngày càng khắc nghiệt, xảy ra thường xuyên hơn bao giờ hết. Ngày càng có nhiều lý do để chúng ta hành động ngay", một quảng cáo xuất hiện từ 8/9 nhằm thẳng vào Hạ nghị sĩ Cộng hòa Maria Salazar.

Ngành dầu mỏ luôn có tiếng nói bảo vệ mình mà những người bảo vệ môi trường cũng vậy. Tuy nhiên, đây không chỉ là cuộc chiến về môi trường mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới di sản của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ông Biden đã đưa sửa đổi thuế nhằm vào ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch như một phần quan trọng trong chương trình nghị sự khí hậu của mình. Cùng với đó, một kế hoạch trị giá 150 tỷ USD cũng được thiết kế để thay thế hầu hết các nhà máy điện than và điện khí của nước Mỹ bằng điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân trong thập kỷ tới.

Ông Biden cũng kêu gọi loại bỏ các ưu đãi với ngành công nghiệp năng lượng với niềm tin rằng năng lượng sạch có thể tạo ra nhiều việc làm bền vững hơn. Hiện tại, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ được trợ cấp 350 tỷ USD, nhiều hơn gấp đôi trợ cấp cho năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, cuộc đấu này có lẽ không sớm ngã ngũ.

Tham khảo: New York Times

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
48 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
13 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.