Tham vọng về kỷ nguyên sắp tới của PC được tối ưu hóa cho AI đã được trình diễn tại sân khấu lớn nhất là triển lãm Computex diện ra tuần này ở Đài Loan.
“PC thực sự đã được tái sinh”, CEO Qualcomm Cristiano Amon nói với các phóng viên tại sự kiện. “AI đang định nghĩa lại hoàn toàn trải nghiệm máy tính cá nhân”, ông nói thêm, so sánh với sự ra đời của hệ điều hành Windows 95 gần 30 năm trước.
Qualcomm , nhà phát triển chip smartphone hàng đầu thế giới, đang đặt cược lớn vào thị trường máy tính xác tay. Chip Snapdragon X Elite của họ sẽ có mặt trên các laptop của HP, Dell, Acer, Asus và Microsoft sắp tung ra thị trường vào đầu tháng này. Đây sẽ là những chiếc laptop thương mại đầu tiên đáp ứng định nghĩa của Microsft về PC AI – cụ thể là có đủ sức mạnh để xử lý hơn 40.000 tỷ thao tác mỗi giây (TOPS).
TOPS là thước đo sức mạnh xử lý của máy tính, với tính toán AI yêu cầu con số lên đến hàng nghìn tỷ.
Intel, nhà sản xuất CPU cho PC từ lâu, cũng giới thiệu chipset mới mang tên Lunar Lake, trang bị bổ xử lý thần kinh, cung cấp 48.000 tỷ phép tính mỗi giây. Tuy nhiên, laptop trang bị con chip này chưa có mặt trên thị trường cho đến mùa thu năm nay.
“Chúng tôi hy vọng đến năm 2028, 80% số PC sẽ là PC AI và Intel là người dẫn đầu”, CEO Intel Pat Felsinger cho biết trong bài phát biểu tại Computex, đồng thời cho biết thêm hơn 8 triệu PC sẽ được trang bị chip Intel Core Ultra đã xuất xưởng từ tháng 12 năm ngoái.
Đối thủ nhỏ hơn là AMD tiết lộ thứ mà họ gọi là chipset máy tính AI mạnh nhất thế giới, dòng Ryzen AI 300, có sức mạnh 50 TOPS. AMD cho biết laptop dùng chip này sẽ có mặt trên thị trường từ tháng 7.
“Đây có lẽ là sự thay đổi lớn nhất về PC trong thập kỷ qua”, Lisa Su, CEO của AMD nói với các phóng viên tại Computex.
Một trong những điểm đặc biệt của PC AI là khả năng cung cấp các tính năng và ứng dụng trước đây chỉ có thể kết nối bằng các dịch vụ đám mây. Những ứng dụng ban đầu bao gồm dịch văn bản trực tiếp, ghi lại nội dung các cuộc họp theo thời gian thực và trợ lý AI có thể trả lời câu hỏi theo cách trò chuyện.
Những thay đổi này cũng sẽ dẫn đến thay đổi lớn về cấu trúc của các dòng chip cho PC .
Trong nhiều năm, Intel và AMD là những nhà sản xuất CPU hàng đầu với tổng thị phần là 86%, theo dữ liệu gần đây của Counterpoint. Những bộ xử lý này dùng kiến trúc chip X-86, được biết đến với hiệu năng cao hơn. Ngược lại, bộ xử lý dùng trên hầu hết smartphone và tablet lại sử dụng kiến trúc của ARM . Những con chip này tiết kiệm năng lượng, khiến chúng lý tưởng cho các thiết bị di động như smartphone, thiết bị đeo nhưng sức mạnh tính toán hạn chế hơn so với các bộ xử lý X-86.
Nhưng những tiến bộ trong công nghệ sản xuất chip và AI đồng nghĩa bộ xử lý dùng nền tảng ARM có thể sớm vừa mạnh mẽ vừa tiết kiệm năng lượng.
Amon của Qualcomm ước tính 50% PC sẽ chạy trên kiến trúc ARM trong những năm tới.
Apple là ví dụ nổi bật nhất về việc một nhà nhà sản xuất PC lớn thay thế CPU của Intel bằng CPU của riêng họ sử dụng kiến trúc ARM . Theo dữ liệu từ Counterpoint, những con chip ARM cho MacBook ra đời từ năm 2020 đã giúp chip ARM đạt khoảng 11% thị phần.
CEO ARM Rene Haas dự đoán PC sử dụng chip nền tảng ARM sẽ chiếm thị phần thống trị trong thập kỷ tới.
MediaTek, một nhà sản xuất chip di động khác chuyên về chip dựa trên nền tảng ARM và Nvidia , hãng có chip AI được sử dụng chủ yếu trên các máy chủ, cũng đang hợp tác với nhau để phát triển chip cho máy tính xách tay.
Anthony Peter Bonadero, Chủ tịch của hãng sản xuất máy tính theo hợp đồng Compal Electronics, cho biết Qualcomm có lợi thế về “thời gian đưa sản phẩm ra thị trường” vì chip Snapdragon X Elite của họ có mặt sớm hơn so với sản phẩm từ Intel và AMD . Ngoài ra, khiến trúc ARM đồng nghĩa Snapdragon tiết kiệm năng lượng, cho thời lượng pin tốt hơn.
William Li, nhà phân tích cao cấp của Counterpoint, cho biết laptop dựa trên nền tảng ARM sẽ chiếm 15% thị phần trong năm nay và lên tới 20% vào năm 2027 – khi có nhiều người tham gia cuộc đua hơn.
“Trước đây trong lĩnh vực laptop, Intel và Windows là những công ty thống trị nhưng giờ đây, Microsoft đang hợp tác với Qualcomm để ra mắt một loạt PC AI mới. Điều đó có thể cho bạn biết điều gì đó”, Li nói. “Chúng tôi nhận thấy thị phần của Intel có thể đối mặt với một số áp lực nếu các sản phẩm đó đủ sức cạnh tranh”.
Các vị CEO trong ngành và nhà phân tích đều nhận định, thành công trong kỷ nguyên PC AI sẽ phụ thuộc vào việc người tiêu dùng có thấy các tính năng mới do PC AI cung cấp đủ hấp dẫn hay không, bất kể những chiếc máy đó chạy trên nền tảng ARM hay X-86. Hầu hết công ty nghiên cứu thị trường đều kỳ vọng tổng lượng PC xuất xưởng trong năm nay chỉ tăng ở mức tối thiểu.
“Hiện tại chúng tôi chưa thấy bất cứ ứng dụng mang tính ‘sát thủ’ nào trên cái gọi là PC AI ”, Chaney Ho, chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực này nói với Nikkei Asia. “Liệu người tiêu dùng có thực sự mua những chiếc PC AI này hay không vẫn chưa rõ”.
Jeff Lin, nhà phân tích công nghệ của Omdia, cho biết cái gọi là kỷ nguyên PC AI mới chỉ bắt đầu. “AI tạo sinh chỉ là 1 phần của hệ sinh thái AI PC . Giao diện người dùng và tương tác của người dùng với PC có thể sẽ thay đổi lớn. Tuy nhiên, sẽ phải mất thời gian, cho đến khoảng năm 2028 để hệ sinh thái AI và giao diện người dùng mới trở thành xu hướng chủ đạo”.