Ngành dệt may mất tới 50% đơn hàng dù đang là mùa cao điểm

04/09/2020 17:05
Nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần.

Theo báo cáo Tình hình Sản xuất Công nghiệp và Hoạt động Thương mại tháng 8 và 8 tháng năm 2020 của Bộ Công thương, hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may và da giày đều đang gặp khó khăn khi niềm tin tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu tốt.

Cụ thể, với ngành dệt may, sản xuất dệt tháng 8 tăng 3,1% so với tháng 7 và tăng 4,9% so với cùng kỳ; tính chung 8 tháng tăng 1,3% so với cùng kỳ. Sản xuất trang phục tháng 8 tăng 4,9% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ; nhưng tính chung 8 tháng vẫn giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2019. 

Có thể nói, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu tiêu dùng trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giãn cách xã hội, tâm lý không chắc chắn về diễn biến tương lai cùng những chính sách thắt lưng buộc bụng của các hộ gia đình dè dặt trong chi tiêu, đầu tư của các doanh nghiệp cũng chững lại. 

Về tổng cầu dệt may thế giới, bước sang quý III/2020, tình hình thị trường dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều. Các số liệu nhập khẩu hàng may mặc và một loạt động thái giảm giá kích cầu, đẩy hàng tồn kho đi nhằm tránh tồn đọng vốn của các hãng bán lẻ, cũng như tạm ngừng nhập khẩu may mặc của các nhà nhập khẩu lớn cho thấy thị trường cũng như cầu tiêu dùng các mặt hàng quần áo đang chững.

Theo thông lệ hàng năm, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đều có đơn hàng đến cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau. Tuy nhiên, nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần. Một số doanh nghiệp đã nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng ước đạt 19,25 tỷ USD, giảm 11,6%; vải mạnh, vải kỹ thuật khác ước đạt 260 triệu USD, giảm 36,8%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tháng 8 tăng 2,9% so với tháng trước, nhưng giảm 3,6% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2019. Cũng giống như ngành dệt may, ngành sản xuất, xuất khẩu giày dép là ngành chịu tác động tiêu cực do tác động của dịch bệnh Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 8 tháng đầu năm ước đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Những thị trường tiêu thụ giày dép hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Đức đều giảm so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm, Mỹ dẫn đầu về tiêu thụ giày dép Việt Nam với kim ngạch 3,43 tỉ USD chiếm tỉ trọng trên 36% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước và giảm gần 9% so với cùng kì 2019. Đứng thứ hai, Trung Quốc chiếm 12%, đạt 1,14 tỉ USD giảm hơn 19% cùng kì. 

Các thị trường theo sau gồm Bỉ, Nhật Bản, Đức kim ngạch giảm lần lượt 17% đạt 554 triệu USD, giảm 2% đạt 552 triệu USD, giảm trên 10% đạt 505 triệu USD. Hầu hết xuất khẩu giày dép ra thị trường nước ngoài đều bị sụt giảm. Đan Mạch là thị trường giảm mạnh nhất với gần 64% đạt 6,2 triệu USD.

Từ nay đến cuối năm, dự báo đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch của Mỹ và châu Âu. Động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành chính là Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực. Để có thể tận dụng cơ hội từ Hiệp định này nhằm gia tăng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã lên phương án như tái cơ cấu bộ máy, sẵn sàng hạ tầng nhà xưởng, nguyên liệu nhằm đáp ứng theo các cam kết của Hiệp định, đồng thời tăng cường đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tin mới

Xe tay ga Honda nhưng xịn như Vespa có gì đặc biệt?
38 phút trước
Mẫu xe tay ga Honda Giorno+ 2025 mang thiết kế cổ điển với đường cong mềm mại, mức giá bán từ 43 triệu đồng.
Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 3/2025: Bộ đôi VinFast VF 5 và VF 3 đỉnh nóc
34 phút trước
Kết thúc tháng 3/2025, hai mẫu xe điện của VinFast là VF 3 và VF 5 tiếp tục giữ vững ngồi vị đầu bảng trong bảng xếp hạng doanh số toàn thị trường.
Yamaha T-Max 2025 ra mắt: Chùm cuối xe tay ga của nhà Yamaha có nâng cấp gì nổi bật?
22 phút trước
Trong thế giới xe tay ga hạng sang, cái tên Yamaha T-Max từ lâu đã trở thành biểu tượng.
Loạt sản phẩm sữa giả "bay màu" khỏi kênh phân phối, HIUP bị điểm tên
12 phút trước
Loạt sản phẩm sữa bột giả không còn xuất hiện trên quầy kệ kênh phân phối, cũng như truy cập được vào đường link bán hàng trên kênh online.
Bán được hơn 35.000 xe tại Việt Nam trong quý 1, doanh số của VinFast tại Mỹ ra sao?
12 phút trước
Kể từ đầu năm, đã có hơn 500 xe được VinFast bàn giao đến tay khách Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Tôi rút ra được bài học là: "Đừng bao giờ mua điện thoại vừa ra mắt lại còn quảng cáo tâng bốc quá nhiều"
3 giờ trước
Một lợi ích to lớn khi chờ đợi là bạn có thể xem chiếc điện thoại đắt tiền của mình liệu có lỗi sọc màn hình hay không.
Loạt xe giảm giá cả trăm triệu đồng: Chủ yếu là SUV, có cả mẫu hot, một diễn biến gây bất ngờ
5 giờ trước
Các mẫu xe giảm giá hàng trăm triệu đồng chủ yếu là xe sản xuất năm cũ, thậm chí có mẫu cũ 2 năm.
Xuất hiện ở Hà Nội chiếc ô tô mang biển vàng ngang giá Honda Air Blade: Có gì tiện nghi, đi nhanh cỡ nào?
19 giờ trước
Ô tô giá cực rẻ, nhưng có thay thế được xe máy?
Xanh SM tròn 2 tuổi: tạo hơn 100.000 việc làm, phục vụ 15 triệu khách hàng, hợp tác 100 đơn vị vận tải, ra quốc tế
20 giờ trước
Trong 2 năm qua, hãng gọi xe công nghệ Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có những bước phát triển "thần tốc".