Ngành du lịch toàn cầu đối mặt với cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn cả dịch SARS

31/01/2020 10:12
Khách sạn, các cửa hàng bán đồ sang trọng và những điểm tham quan, vốn phụ thuộc vào cơn lũ du khách Trung Quốc, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn cả dịch SARS từng khiến thế giới chao đảo năm 2003.

Từ Tokyo đến London, doanh thu của các khách sạn, sòng bài, hãng hàng không và các nhà bán lẻ đều ghi nhận sự sụt giảm. Họ đang sẵn sàng ứng phó trước nguy cơ tình trạng này sẽ kéo dài nhiều tuần, nếu không muốn nói là nhiều tháng. Chi tiêu cho du lịch của người Trung Quốc giảm mạnh chính là nguyên nhân của tình trạng này.

Dịch cúm bùng phát ở Vũ Hán dẫn tới việc chính phủ Trung Quốc hạn chế công dân du lịch nước ngoài. Song song với đó, chính phủ các nước cũng thắt chặt kiểm soát biên giới để tránh dịch bệnh lây lan đã đánh một đòn mạnh vào ngành công nghiệp du lịch toàn cầu.

Khoảng 163 triệu du khách Trung Quốc đã thực hiện các chuyến tham quan nước ngoài vào năm 2018, nhiều hơn cả dân số nước Nga. Lượng du khách này chiếm hơn 30% doanh số du lịch trên toàn cầu. Năm 2003, khi SARS bùng lên, chỉ có 20 triệu du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng giàu lên rất nhiều kể từ năm 2003 tới nay, kéo theo chi tiêu tăng mạnh. Điều này khiến nhiều thành phố trên thế giới, các thương hiệu hàng xa xỉ và các nhóm ngành bán lẻ phụ thuộc hơn bao giờ hết vào du khách Trung Quốc.

Ngành du lịch toàn cầu đối mặt với cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn cả dịch SARS - Ảnh 1.

Stephanie Wissink, chuyên gia phân tích trong lĩnh vực tiêu dùng của Jefferies LLC, nhận định: "Người Trung Quốc đang đi du lịch nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn và dành nhiều tiền hơn cho các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Khách du lịch Trung Quốc là những người quan trọng nhất và tiềm năng nhất cho sự phát triển trong ngành công nghiệp bán lẻ phục vụ du lịch".

Tuy nhiên, cúm Vũ Hán đã làm thay đổi tất cả. Chủng virus corona mới mà con người lần đầu tiên phải đối mặt tạo ra một sự không chắc chắn mới cho ngành công nghiệp du lịch toàn cầu, vốn đã trở nên lung lay bởi sự sụt giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.

Luya You, chuyên gia phân tích ở Hồng Kông, nhận định: "Mọi người đang so sánh cúm Vũ Hán với dịch SARS năm 2003. Có thể thấy, những tác động mà dịch bệnh mới gây ra có thể lớn hơn rất nhiều so với 17 năm trước bởi người Trung Quốc đang đi du lịch nhiều hơn. Chi phí cho việc đi lại cũng như hạn chế các chuyến bay có thể gây ra những tác động lớn hơn nhiều với ngành công nghiệp du lịch so với năm 2003".

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 1 năm trước, khách du lịch Trung Quốc đã chi 150 tỷ USD. Ngành công nghiệp bán lẻ phục vụ du lịch, một phân khúc bao gồm các hoạt động mua sắm và bán lẻ miễn thuế tại các sân bay và các trung tâm vận tải khách, có giá trị 79 tỷ USD vào năm 2018. Sự tăng trưởng lớn nhất của ngành này được ghi nhận ở châu Á.

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, hàng triệu người Trung Quốc đã đi thăm họ hàng hoặc đi nghỉ. Tuy nhiên, Vũ Hán là thành phố đầu tiên ở Trung Quốc ban hành lệnh phong tỏa, khiến nội bất xuất, ngoại bất nhập. Thành phố miền trung Trung Quốc này là nơi ở của 11 triệu người và cũng là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc. Tỉnh Hồ Bắc, nơi Vũ Hán là thủ phủ, cũng đã ra lệnh hạn chế đi lại, gây ảnh hưởng tới khoảng 50 triệu người.

Ngành du lịch toàn cầu đối mặt với cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn cả dịch SARS - Ảnh 2.

Hồng Kông, Singapore và Malaysia đã thắt chặt các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm hạn chế lượng khách từ Trung Quốc đại lục. Trong khi các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm cả Mỹ, cũng xem xét áp dụng các biện pháp tương tự khi số ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc đã vượt 8.100 người. Nga cũng đóng cửa biên giới với Trung Quốc.

Tính tới thời điểm hiện tại, cúm Vũ Hán đã làm 212 người chết ở Trung Quốc. Khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã phát hiện các trường hợp dương tính với cúm Vũ Hán. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau nhiều lần cân nhắc, cũng đã chính thức tuyên bố cúm Vũ Hán là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, kích hoạt các biện pháp mạnh tay hơn trên toàn thế giới nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Nhiều hãng hàng không đã quyết định dừng khai thác các chuyến bay đến và đi từ tâm dịch ở Trung Quốc. Điều này gây ra những tác động nghiêm trọng, đặc biệt với các cửa hàng nằm trong các phi trường. Một số chuyên gia còn cho rằng điều này có thể phá vỡ cả một hệ sinh thái gắn liền với khách du lịch Trung Quốc.

Dù tâm dịch nằm ở Vũ Hán nhưng hai thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất lại là Hồng Kông và Ma Cao. Các cửa hàng ở Hồng Kông, vốn chưa kịp phục hồi sau những cuộc biểu tình kéo dài, tiếp tục bị đẩy vào khủng hoảng vì dịch cúm mới. Du khách từ Trung Quốc sụt giảm, kéo theo doanh số bán lẻ cũng cắm đầu lao dốc, đẩy đặc khu hành chính này vào tình trạng khó khăn kéo dài.

Ở Macau, nơi nổi tiếng với các sòng bài, 82% lượng khách đã sụt giảm vì dịch bệnh. Sheldon Adelson, Giám đốc điều hành của Las Vegas Sands Corp, cho biết các nhân viên sòng bài được yêu cầu sử dụng mặt nạ bảo vệ khi làm việc trong khi khách chơi sẽ bị kiểm tra thân nhiệt.

Không chỉ ở Trung Quốc, các nước láng giềng cũng chịu thiệt hại không nhỏ. Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 40 triệu lượt khách khi đăng tai Thế Vận hội Olympic mùa hè năm nay. Tuy nhiên, virus mới có thể khiến kế hoạch của Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe phá sản. Nếu tác động của cúm Vũ Hán tương đương dịch SARS năm 2003, Tokyo có thể thiệt hại khoảng 5,6 tỷ USD.

Năm ngoái, có gần 9,6 triệu lượt khách Trung Quốc đến Nhật Bản và chi 16,2 tỷ USD. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhiều khách sạn đang thông báo việc khách Trung Quốc đồng loạt hủy bỏ đặt phòng. Hàn Quốc và Đông Nam Á cũng đang hứng chịu những tác động tương tự.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
7 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
6 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
4 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
4 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
13 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
13 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
16 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
19 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.